lành mạnh cuộc đấu tranh chống tự do hoá giai cấp tư
sản."
Hồ Cẩm Đào bước những bước đi lớn trên quan lộ đột
nhiên lại bị tác động như vậy, trong lòng nhất định là vô
cùng mâu thuẫn: Là Bí thư Tỉnh ủy, quyết định của Trung
ươ
ng không thể không chấp hành; là một con người chính
phái, lương tâm cũng không thể không chú ý tới. Vì vậy, ông
chỉ có thể dùng kiểu phương thức thái cực hoá này để xử lý
vấn đề Hồ Diệu Bang. Ngày 20 tháng 1 và ngày 4 tháng 2
sau đó, tờ "Quý Châu nhật báo" dưới sự quản lý của Hồ Cẩm
Đào lại đăng liên tục hai bài của bình luận viên bản báo, một
bài là "Nhận thức đầy đủ ý nghĩa quan trọng của chống tự
do hoá giai cấp tư sản", một bài khác là "Hình tượng sáng
chói của Đảng đứng sừng sững trong lòng của hàng triệu triệu
nhân dân". Trong đó không nhắc đến Hồ Diệu Bang một
chữ, cũng không có ý nhằm vào Hồ Diệu Bang, chỉ là
nhiều lần dẫn những câu nói của Đặng Tiểu Bình, phê phán
mạnh mấy phần tử tiêu biểu của tự do hoá như Phương Lệ
Chi, Vương Nhược Vọng, Lưu Bảo Ưng.
Thế là, trên bình diện công khai, vấn đề của Hồ Diệu
Bang đã trôi qua ở Quý Châu như vậy. Nhưng, ở bình diện cá
nhân, vấn đề của Hồ Diệu Bang rốt cuộc có ảnh hưởng
đến Hồ Cẩm Đào bao nhiêu, thì không ai có thể đoán được.
Hồ Cẩm Đào đã sáng tạo ra hình thức "Nói chuyện chân
thành cuối tuần", định kỳ hoặc không định kỳ cùng với
những người khác nhau ngồi đối diện đối thoại công khai,
lắng nghe ý kiến và nguyện vọng của quần chúng. Ông
ủ
ng hộ hình thức hợp tác của doanh nghiệp quốc hữu của
Quý Châu, tỏ ra đi trước vượt lên trên cả giai đoạn lúc bấy
giờ của Trung Quốc.