căn cứ vào yêu cầu quy hoạch thống nhất trong xây dựng
đô thị, cần dỡ bỏ thì dỡ bỏ."
Thế nhưng, ý kiến của Hồ Cẩm Đào không được chính
quyền thu nhận, hàng loạt các ngôi nhà cũ bị dỡ bỏ, chỉ giữ
lại lẻ loi ngôi nhà Hồ Cẩm Đào đã từng sống vài chục năm
kia, tạo nên sự tương phản mạnh mẽ với những ngôi nhà cao
tầng hiện đại đội đất mọc lên.
Giữ lại nơi ở cũ của Hồ Cẩm Đào, không thể không nói là
một kiểu tầm nhìn của người nơi quê hương ông. Giữ lại ngôi
nhà ấy ít nhiều có thể nói rõ Hồ Cẩm Đào là người Thái
Châu. Hơn nữa, ngôi nhà đặt ở đó, cũng là một sự ghi nhớ của
người quê hương ông. Chưa biết chừng vài năm sau, Hồ
Cẩm Đào về quê thăm họ hàng, ngôi nhà cũ này lại gây cho
ông một niềm vui bất ngờ.
Bất kể chính quyền địa phương xuất phát từ suy nghĩ
nào giữ lại ngôi nhà cũ này, nhưng đối với người thích săn
chuyện giật gân mà nói chưa hẳn đã không phải là một việc
hay, nó rốt cuộc cũng cung cấp một nơi để mọi người sau
này có thể tham quan. Chưa biết chừng vài năm sau, bên
cạnh chiếc biển số 1 ngõ Đa Nhi lại treo lên một tấm biển
đồng, thì ngôi nhà này sẽ biến thành một văn vật.
Trong những cuốn sách do nước ngoài xuất bản về Hồ
Cẩm Đào, có rất nhiều nhận định sai về nơi sinh của Hồ
Cẩm Đào. Có tác giả viết sách chỉ ra, Hồ Cẩm Đào sinh ra ở
Thượng Trang, Tích Khê, An Huy, điều này e là lối suy
diễn tự nhiên theo lý lịch mà giới chính quyền công bố.
Cho dù nói Hồ Cẩm Đào sinh ra ở quê gốc, đó cũng không
phải là ở Thượng Trang, Tích Khê, An Huy, mà là thôn Đại
Khanh Khẩu, Tích Khê, An Huy. Giữa Thượng Trang, Tích