giàu có lắm, những vẫn có thể coi là vào hàng no ấm khá
giả. Nói chi tiết hơn, ngôi nhà ở Thái Châu này chỉ có thể coi
là ngôi nhà đằng ngoại của Hồ Cẩm Đào, không thể coi là
gia sản của họ Hồ.
Mẹ của Hồ Cẩm Đào là người Thái Châu, cha quanh năm
suốt tháng buôn bán ở bên ngoài, vì vậy anh em Hồ Cẩm
Đào quanh năm sống với họ hàng bên ngoại. Có người thấy
lạ, Hồ Cẩm Đào đã sinh ra, lớn lên ở Thái Châu, với thân
phận là thương nhân buôn trà Huy Châu của họ Hồ, sao lại
không có lấy một ngôi nhà ở Thái Châu? Nguyên nhân là
quân Nhật Bản xâm lược Trung Quốc năm 1938 tiến công
mạnh vào Triết Giang, Giang Tô, sản nghiệp của gia tộc họ
Hồ cũng bị tổn thất nặng nề, từ đó gia cảnh nhà họ Hồ
bắt đầu sa sút. Điểm này dưới đây chúng tôi sẽ trình bày
chi tiết hơn.
Theo nhân viên phòng sử chí Thái Châu giới thiệu, thế hệ
cha của Hồ Cẩm Đào từng mở 7 cửa hàng trà ở các nơi như
Hoàng Kiều, Khương Yển, Bạch Cúc của Giang Tô, có vài
trăm mẫu ruộng, và đã xây nhà, nhà họ Hồ vốn là một nhà
giàu có. Nhưng đến năm 1942 khi Hồ Cẩm Đào sinh ra, thì
gia sản của cha ông là Hồ Tăng Ngọc gần như mất hết
sạch, đành phải làm lại từ đầu. Vì vậy, Hồ Tăng Ngọc đành
phải ở nhờ đằng nhà vợ ở Thái Châu.
Thế nhưng, trong cái họa cũng có cái phúc. Với quan
điểm ngày nay mà nói, nếu như năm 1938 Hồ Tăng Ngọc
không bị người Nhật cướp sạch, thì dưới chính quyền của
Mao Trạch Đông thời kỳ đầu giải phóng, chắc chắn sẽ bị
quy vào hàng ngũ nhà tư bản. Nếu như vậy, trong thời kỳ
"Đại cách mạng văn hoá" chỉ "xét thành phần", cuộc sống
của Hồ Cẩm Đào làm sao có thể dễ chịu được? E rằng Hồ