của nam cày ruộng nữ dệt vải và con đọc sách đều bị vật cứng
chặt đứt mất.
Trường tiểu học Đại Phố mà Hồ Cẩm Đào học ở Thái
Châu cách nhà Hồ Cẩm Đào không xa, ước chừng khoảng
500 mét đường chim bay. Nay bên cạnh toà nhà giảng dạy
cao tầng mà nhà trường mới xây dựng lên vẫn còn lớp học cũ
trước đây đứng sừng sững. Đằng sau lớp học cũ có một con
sông, trên sông có thuyền nhỏ dập dềnh. Thế nhưng nước
sông rất đen, những ngôi nhà cũ bên sông cũng rất tồi
tàn. Người Thái Châu nói, trước đây Thái Châu sông ngòi
ngang dọc, cũng có tiếng là "Tiểu Vơ-ni-dơ", người dân đi ra
ngoài thường ngồi đò. Thế nhưng Hồ Cẩm Đào đi học
không cần phải ngồi thuyền, vì từ nhà ông đến trường là
đất liền.
Khi học tiểu học, lý tưởng của Hồ Cẩm Đào là sau khi lớn
lên làm bác sĩ. Các bạn học nhớ lại, có một lần thầy giáo ra
đề bài tập làm văn là "lý tưởng của tôi". Hồ Cẩm Đào viết
trong bài tập làm văn rằng: "Sau khi lớn lên tôi sẽ làm bác
sĩ, nhất định phải rũ bỏ cái tiếng Đông Á bệnh phu của
người Trung Quốc". Kết quả vì bài văn này mà Hồ Cẩm
Đào bị phê bình: "Nay đã là xã hội mới rồi, đâu có còn cái gì
là Đông Á bệnh phu nữa?"
“Không được 3,3 điểm, thì đừng nghĩ lên hoa quả sơn của
Trường trung học Thái Châu của tỉnh". Qua việc Hồ Cẩm
Đào thi đỗ vào Trường trung học Thái Châu, có thể phán
đoán thành tích thời tiểu học của ông hẳn là rất xuất sắc.
Thi đỗ vào Trường trung học Thái Châu không phải là chuyện
dễ. Khi ấy, Trường trung học Thái Châu nổi tiếng ngang với
các Trường trung học Tô Châu, trung học Thường Châu và
trung học Dương Châu, là bốn trường lớn nổi tiếng trong