số các trường trung học của tỉnh Giang Tô. Vào học được ở
trường này cũng có nghĩa là có được tấm phiếu bảo hiểm
vào đại học. Đến nay, tỷ lệ thi đỗ đại học của Trường trung
học Thái Châu đạt gần 100%. Phía nhà trường cho biết, có
những học sinh từ thủ phủ của tỉnh là Nam Kinh cũng đến
tận đây học.
Tuy Hồ Cẩm Đào nhỏ tuổi nhất trong lớp, nhưng lời nói
cử chỉ lại được mọi người công nhận là "tuổi trẻ chín chắn".
Đặc điểm lớn nhất của ông là "theo Đảng theo rất sát",
"không bao giờ phàn nàn".
Biểu hiện của Hồ Cẩm Đào khi học ở Trường trung học
Thái Châu có thể nói là nổi trội. Diệp Phụng Ngô, giáo viên
toán của ông đến nay vẫn còn nhớ được biểu hiện của ông ở
trường: “Hồ Cẩm Đào thi đỗ vào Trường trung học Thái
Châu năm 1956 với thành tích xuất sắc, cậu ấy tư duy linh
hoạt, suy đoán chặt chẽ, yêu thích môn tự nhiên, còn là đại
biểu môn toán học trong lớp.” Một giáo viên già đã nghỉ hưu
trước kia từng dạy Hồ Cẩm Đào nhớ lại nói, Hồ Cẩm Đào
tích cực tham gia thực tiễn cải tạo giáo dục trong giáo dục lao
động, không quản ngại vất vả, biểu hiện nổi bật trong lao
động nạo vét sông ngòi, và được bầu làm lớp trưởng do giỏi
tổ chức quản lý. Hồ Cẩm Đào vào Đoàn năm 15 tuổi, là lớp
trưởng lớp 3 E của Trường trung học Thái Châu. Năm 1958,
toàn trường dấy lên cao trào đại nhảy vọt, học sinh trung
học cũng tham gia vào phong trào sản xuất lớn ngút trời.
Khi ấy, Trường trung học Thái Châu nghỉ dạy trong một thời
gian dài, tổ chức học sinh tham gia lao động chân tay “thực
tiễn xã hội”, cùng mọi người “nạo vét kênh mương”. Một số
học sinh đầy lòng mong thi đỗ đại học lo bị lỡ mất việc học
hành, bắt đầu mở miệng than phiền. Mỗi khi như vậy, Hồ