Cẩm Đào lại kiên nhẫn khuyên bảo các bạn: “Phàn nàn thì có
ích gì, vừa không giải quyết được vấn đề, đối với bản thân
bạn cũng không có lợi gì.” Tuy Hồ Cẩm Đào nhỏ tuổi nhất
trong lớp, nhưng lời nói hành động thì lại được mọi người
công nhận là “tuổi trẻ chín chắn”. Một câu ông thường nói là
“không nên làm trái với Đảng.”
Các bạn học lớp 3 E khóa 1959 của Trường trung học Thái
Châu, không ít người nay vẫn còn sống ở Thái Châu. Nhớ lại
lớp trưởng Hồ Cẩm Đào thời học trung học của họ, mọi người
còn nhớ tới điệu múa và giọng hát của Hồ Cẩm Đào khi
trường liên hoan văn nghệ. Hồi học trung học, Hồ Cẩm Đào
rất yêu thích văn nghệ, múa hát là sở trường của ông.
Trong ấn tượng của họ, Hồ Cẩm Đào từ nhỏ nói năng đã
không làm mếch lòng người khác, với bất kỳ người nào
dường như cũng có thể đoàn kết được, không bao giờ tranh
cãi với ai. Thế nhưng các bạn học cũng nói, khi cần nghiêm
túc, Hồ Cẩm Đào đanh mặt lại cũng rất đáng sợ. Bạn học
của ông đánh giá về ông là, nắm bắt kiến thức nhanh,
thuộc loại học sinh “thông minh”, “từ nhỏ nói năng đã có suy
nghĩ, không như chúng tôi mở miệng ra là nói lung tung.”
Đặc điểm lớn nhất là “theo Đảng theo rất sát”, “không bao
giờ phàn nàn”.
Quan sát Hồ Cẩm Đào ngày nay, tác phong làm việc và
nguyên tắc ứng xử của ông vẫn giữ được tính cách hình
thành từ thời thanh thiếu niên của mình, và việc hình thành
tính cách này một mặt có thể là vì mẹ ông mất sớm, mặt
khác có thể là nhờ vào sự dạy dỗ theo kiểu thương nhân An
Huy của cha ông.