Cẩm Đào cũng khó có được sự huy hoàng như ngày nay. Thời
đó, vì thành phần không tốt, có thể khiến người ta mất
đi nhiều cơ hội.
Những người biết chuyện nói, Hồ Tăng Ngọc sau giải
phóng được liệt vào thành phần "tiểu nghiệp chủ", miễn
cưỡng coi là nhân dân lao động.
Do cuộc sống ở Thái Châu tương đối yên ổn, có lợi cho
việc giáo dục con cái, Hồ Tăng Ngọc đã để gia đình sống ở
Thái Châu.
Hồ Tăng Ngọc lấy Thái Châu làm căn cứ địa, một mình
ra ngoài kinh doanh buôn bán khắp nơi. Ông ta không yêu
cầu Hồ Cẩm Đào học kinh doanh từ nhỏ, mà chỉ dạy con
chuyên tâm học hành. Sự bồi dưỡng học tập của Hồ Tăng
Ngọc đối với con trai trưởng, một mặt chịu ảnh hưởng của sự
coi trọng giáo dục, hiếu học của vùng Giang Tô, Triết
Giang, một mặt khác cũng bắt nguồn từ tập tục của người
An Huy từ xưa tôn sùng văn phong. Ở Tích Khê, quê gốc của
Hồ Cẩm Đào, có câu nói "mười nhà thì cả mười không uổng
phí việc học hành". Thế hệ tổ tiên của Hồ Cẩm Đào sống ở
thôn Đại Khanh Khẩu, thời Minh đã có tới 24 người đỗ tiến
sĩ, chiếm một phần tư tổng số tiến sĩ trong toàn huyện.
Hồ Tăng Ngọc từ thôn Đại Khanh Khẩu ra đi sau khi có chút
tiền thì việc đầu tiên nghĩ tới là cho con cái học hành.
Trên cửa phòng nơi thờ bài vị tổ tiên, có một bức điêu
khắc gỗ rất đẹp "Nam canh nữ chức nhi độc thư" (nam cày
ruộng nữ dệt vải con đọc sách), phản ánh một sự theo đuổi và
mơ ước về tinh thần của mọi người lúc đó. Đáng tiếc là bức
điêu khắc gỗ đó bị Hồng vệ binh đập phá hỏng khi xông
vào từ đường tổ hồi "Đại cách mạng văn hoá", phần đầu