với bảo vệ thống nhất tổ quốc và đoàn kết dân tộc. Khi
ấy, Ban Thiền đời thứ 11 còn có các chức danh như Phó ủy
viên trưởng ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc, Hội trưởng danh dự Hiệp hội Phật giáo Trung Quốc.
Hồ Cẩm Đào và Ban Thiền từng có tiếp xúc trực tiếp
với nhau, và đã gây cho Ban Thiền một ấn tượng sâu sắc.
Khi đó, Hồ Cẩm Đào còn đang làm Bí thư Tỉnh ủy Quý
Châu. Quý Châu cũng là một vùng đất có nhiều dân tộc
thiểu số sinh sống, dân số dân tộc thiểu số chiếm
31,67% tổng số dân toàn tỉnh, toàn tỉnh có hơn 8 triệu người
nghèo đói, đại bộ phận là sinh sống ở các khu vực dân tộc
thiểu số. Trong thời gian Hồ Cẩm Đào chủ trì công việc ở
Quý Châu, từng đi dọc khu vực biên giới giáp với Vân Nam,
Tứ Xuyên, Quảng Tây suốt 11 ngày, đã thăm 12 huyện, đến
thăm hỏi tình hình nghèo khổ của các khu dân cư dân tộc
thiểu số, cố gắng giải quyết vấn đề no ấm cho họ.
Tháng 10 năm 1986, sau khi Ban Thiền thị sát ở khu vực
Khang Ba, từ Côn Minh đến Quý Châu. Hồ Cẩm Đào khi
gặp mặt Ban Thiền ở Quý Châu, đã báo cáo riêng với Ban
Thiền về công tác dân tộc của Quý Châu. Lần đó, Ban
Thiền cảm thấy rất hài lòng về việc Hồ Cẩm Đào coi
trọng và thông hiểu công tác dân tộc như vậy, đã tặng ngay
cho Hồ Cẩm Đào một chiếc khăn ha-ta trắng muốt.
Lần này Ban Thiền đến Tây Tạng, bất luận là mục đích
thế nào, bản thân chuyến đi của ông ta đã có thể có hiệu
ứ
ng to lớn đối với việc ổn định Tây Tạng. Hồ Cẩm Đào cũng
muốn lợi dụng sức mạnh và sức ảnh hưởng của Ban Thiền để
giúp mình một tay. Sáng sớm ngày 9 tháng 1 năm 1989, Ban
Thiền ngồi chuyên cơ rời Bắc Kinh đi Tây Tạng, Hồ Cẩm