Ban Thiền qua đời, khiến cho Hồ Cẩm Đào mất đi một
thần tượng tinh thần có thể mượn để vỗ về người dân Tây
Tạng, cũng mất đi một tấm vương bài duy nhất có thể đối
kháng với Đạt-lai Lạt-ma, cục diện Tây Tạng càng trở nên mờ
mịt. Điều đặc biệt khiến ông không ngờ tới là sau buổi lễ
truy điệu Ban Thiền, một trận cuồng phong mưa bão đột
ngột đổ xuống. Ngày 5 tháng 3 năm 1989, La-sa xảy ra nhiễu
loạn ở quy mô chưa từng có, Quốc vụ viện sau đó đã tuyên
bố La-sa thực hiện giới nghiêm.
Hoạt động truyền chiếu ở La-sa, do Ban Thiền đột ngột
qua đời nên bị buộc phải huỷ bỏ, nhưng sự nhiễu loạn tích tụ
đã lâu vẫn cứ bùng nổ vào ngày 5 tháng 3 năm 1989, Trung
ươ
ng quyết định bắt đầu từ 0 giờ ngày 8 La-sa thực hiện
giới nghiêm. Hồ Cẩm Đào gặp loạn mà không bất ngờ, chỉ
huy như thần, một mặt tập trung dẹp bạo loạn, một mặt tập
trung sản xuất.
Kể từ tháng 9 năm 1987 đến lúc đó, Tây Tạng liên tiếp
xảy ra các hoạt động quấy rối, La-sa bề ngoài yên ổn,
nhưng bên trong ngấm ngầm trào sóng. Hồ Cẩm Đào
gánh vác sứ mệnh vào Tây Tạng, hoàn toàn không dám sơ
suất. Một mặt, ông cố gắng gần gũi với các nhân sĩ cấp
cao người Tạng và giành được sự ủng hộ của họ; một mặt khác,
ông vén rèm trước khi mưa, tăng cường tuyên truyền dư
luận, và tiến hành xét xử công khai đối với những thủ phạm
chính quấy rối, nhằm có được hiệu quả đánh rắn động
cỏ.
Ngày 19 tháng 1 năm 1989, toà án nhân dân trung cấp
thành phố La-sa và toà án nhân dân quận Thành Quan của
thành phố La-sa đã mở phiên tòa xét xử 12 phần tử phạm
tội trong sự kiện gây rối ở La-sa ngày 5 tháng 3 năm 1988.