Một mặt nắm xây dựng kinh tế và cải cách mở cửa, một mặt
ổ
n định tình hình và chống chia rẽ.
May mà lúc này ánh mắt của trong nước và ngoài nước
đều từ Tây Tạng chuyển dịch vào Bắc Kinh, nên Hồ Cẩm
Đào có thể tương đối ung dung thực hiện kế hoạch quản lý
"nắm hai tay" của mình.
Chỉ có điều ông không ngờ được rằng, tình thế ở Bắc
Kinh còn phức tạp hơn sự kiện "Mồng 5 tháng 3" của La-sa.
Khi phong trào sinh viên ở Bắc Kinh nước sôi lửa bỏng,
Hồ Cẩm Đào ung dung ứng phó, vẫn xuống bên dưới thị
sát, bản thân mình án binh bất động. Là chiến lược? Là tư
thế? Không ai có thể biết được.
Sau khi Hồ Diệu Bang qua đời, tại Bắc Kinh xảy ra sự
kiện "Mồng 4 tháng 6". Ở đây, chúng ta không cần phải
tường thuật lại toàn bộ quá trình diễn biến của sự kiện chỉ
thông qua phân tích của các trang đầu trên báo "Tây Tạng
nhật báo" của thời kỳ đó, miêu tả một cách khách quan ở Tây
Tạng, nơi mà trời thì cao hoàng đế thì xa này, biểu hiện của
Hồ Cẩm Đào với sự kiện đó như thế nào.
Tất cả các báo Đảng trên toàn Trung Quốc không có báo
nào là không đăng bài xã luận của "Nhân dân nhật báo"
trong hai ngày 26, 29 tháng 4: "Cần phải chống động loạn
một cách kiên quyết", "Bảo vệ đại cục bảo vệ ổn định", chỉ
khác nhau ở cách xử lý vị trí đăng mà thôi. Hai bài xã luận
này, "Tây Tạng nhật báo" đã đặt ở tít đầu của trang đầu.
Ngày 18 tháng 5, trên vị trí bắt mắt nhất, "Tây Tạng
nhật báo" đưa tin bài nói chuyện bằng văn bản do Ban
thường vụ Trung ương do Triệu Tử Dương làm đại diện đưa ra,