Trong quá trình ứng phó với cuộc gây rối này, Hồ Cẩm
Đào gặp loạn mà không rối, rất có phong độ của một nho
tướng. Ngày thứ tư sau khi La-sa thực hiện lệnh giới nghiêm,
Hồ Cẩm Đào còn đích thân bố trí sản xuất vụ xuân tại
cuộc giao ban với chủ tịch chính quyền khu tự trị, yêu cầu
cấp dưới nhanh chóng đi sâu vào tuyến đầu sản xuất,
nắm chắc sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi vụ xuân, làm
tốt công tác vận chuyển điều phối, cung ứng vật tư sản
xuất nông nghiệp và chăn nuôi, yêu cầu các lãnh đạo phụ
trách không được bỏ lỡ thời gian trồng trọt. Đồng thời, Hồ
Cẩm Đào thực hiện chế độ cung cấp một phần hàng hoá tại
thành phố La-sa, nhằm kìm không cho vật giá trong thành
phố tăng lên do nhiễu loạn gây ra.
Dân dĩ thực vi tiên. Vào thời điểm căng thẳng như vậy, Hồ
Cẩm Đào lần này xử trí rất tốt, cũng có thể nói là trong
tay có lương thực, cái bụng không lo.
Năm 1989 là năm tròn 30 năm nhân sĩ cấp cao Tây Tạng
phát động cuộc phản loạn vũ trang, cũng tròn 30 năm cuộc
cải cách dân chủ Tây Tạng. Vào một năm có nhiều sự kiện
như vậy, Hồ Cẩm Đào nhậm chức đến Tây Tạng, trong vòng
vài tháng ngắn ngủi đã trải qua các cục diện đáng vui đáng
mừng và kinh thiên động địa. Sự cọ xát này đã đặt nền tảng
tốt cho ông sau này gặp biến mà không rối, ứng phó bình
tĩnh.
Cuộc gây rối bị dập tắt, Hồ Cẩm Đào nhìn nhận lại Tây
Tạng, suy nghĩ biện pháp hữu hiệu để quản lý Tây Tạng. Ngày
24 tháng 4, tại báo cáo kỷ niệm long trọng 30 năm ngày cải
cách dân chủ Tây Tạng, Hồ Cẩm Đào nêu rõ tư tưởng chỉ đạo
chung của công tác Tây Tạng trong thời kỳ từ nay về sau: