không muốn gây thêm phiền phức cho ông vào lúc này.
Nhưng họ tin rằng, sau vài năm nữa, Hồ Cẩm Đào sẽ quay
lại trạng thái tự nhiên vốn có của ông, sẽ có một ngày chắc
chắn quay về quê hương.
Hồ Cẩm Đào làm Phó Chủ tịch nước, rõ ràng là khác với
các Phó Chủ tịch trước đó, đó không phải là một thứ trang
trí, mà là một thứ tượng trưng, là tiêu chí của người kế
nhiệm đã định trước. Hồ Cẩm Đào đã khiến mọi người phải
nhìn nhận lại quan niệm chức vụ Phó Chủ tịch nước là “chức
vụ không có thực”, vốn tồn tại trước đó.
Hồ Cẩm Đào chính thức được bầu làm Phó Chủ tịch nước
tại Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân dân toàn
quốc khoá IX họp tháng 3 năm 1998, chỉ sau có Giang
Trạch Dân. Tên của Hồ Cẩm Đào nhiều năm nay nổi tiếng
trên diễn đàn chính trị của Trung Quốc về trẻ tuổi. Trong
cuốn sổ danh sách các quan chức của Trung Quốc, ba chữ
Hồ Cẩm Đào thường đứng ở vị trí trẻ nhất: Năm 1982, Hồ
Cẩm Đào khi ấy còn ở Cam Túc đã được bầu làm ủy viên dự
khuyết Trung ương khi tuổi mới 39, trở thành một ủy viên
Trung ương trẻ tuổi nhất; năm 1985, ông ra giữ chức Bí thư
Tỉnh ủy Quý Châu ở tuổi 42, trở thành Bí thư Tỉnh ủy trẻ tuổi
nhất cả nước; năm 1992, Hồ Cẩm Đào lên làm ủy viên
thường vụ Bộ Chính trị khi chưa đầy 50 tuổi, trở thành ủy
viên thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung
Quốc trẻ tuổi nhất cả nước; năm 1998, ông ra làm Phó Chủ
tịch nước ở tuổi 55, trở thành Phó Chủ tịch nước trẻ tuổi nhất
trong lịch sử nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa.
Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa đặt ra chức Chủ tịch
nước và Phó Chủ tịch nước, căn cứ theo “Hiến pháp nước
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa” năm 1954. Trước Đại cách