mạng văn hoá, Lưu Thiếu Kỳ làm Chủ tịch nước, Tống
Khánh Linh và Đổng Tất Vũ làm Phó Chủ tịch nước. Nhưng
Đại cách mạng văn hoá khiến cho Lưu Thiếu Kỳ bị đánh
đổ, hai Phó Chủ tịch nước cũng hữu danh vô thực. Năm 1970,
phát giác ra ý định làm Chủ tịch nước, thâu tóm quyền lực
của Lâm Bưu, Mao Trạch Đông liền đặt ra quy định “không
đặt chức Phó Chủ tịch nước”. Một năm sau, Lâm Bưu tuyệt
vọng, phản bội bỏ chạy.
Năm 1975, Hội nghị lần thứ nhất Đại hội đại biểu nhân
dân khoá IV đã tiến hành sửa đổi bộ pháp điển căn bản
“Hiến pháp” của nhà nước, chính thức huỷ bỏ việc đặt chức
Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước. Đại hội đại biểu nhân dân
khoá V năm 1978 lại một lần nữa sửa đổi Hiến pháp, khôi
phục lại điều khoản đặt chức Chủ tịch nước.
Sau khi chức Chủ tịch nước của Trung Quốc được khôi
phục lại, năm 1983, Lý Tiên Niệm, Dương Thượng Côn, Giang
Trạch Dân lần lượt lên làm Chủ tịch nước, còn ba người Ô
Lan Phu, Vương Trấn, Vinh Nghị Nhân trước Hồ Cẩm Đào
đều chỉ vì thân phận đặc biệt mà lên làm Phó Chủ tịch nước
như một phẩm hàm danh dự vào lúc tuổi đã cao.
Hồ Cẩm Đào ra làm Phó Chủ tịch nước rõ ràng là khác với
các Phó Chủ tịch trước đó, nó không phải là một thứ trang trí,
mà là một thứ tượng trưng, là tiêu chí của người kế nhiệm đã
định trước. Mặc dù trước đó giới bên ngoài đã nghi ngờ liệu
Giang Trạch Dân có thể chuyển giao thế hệ thuận lợi tại Đại
hội XVI hay không, nhưng cần phải thấy được, khi Hồ
Cẩm Đào được xếp vào ghế Phó Chủ tịch nước, Đặng Tiểu
Bình đã chết được một năm, quyền lớn nhân sự hoàn toàn
nằm trong tay Giang Trạch Dân. Nếu như Giang Trạch
Dân không có ý chấp nhận người kế nhiệm của ông ta này,