Ở
Mỹ, Hồ Cẩm Đào nhận được sự đón tiếp mà thông
thường chỉ có nguyên thủ nhà nước mới nhận được. Mỹ coi
trọng tiềm lực to lớn về chính trị của Hồ Cẩm Đào, ý thức
được Hồ Cẩm Đào sớm muộn sẽ là lãnh đạo thế hệ mới của
Trung Quốc mà họ cần phải chơi cùng. Nước Mỹ quen với
việc sớm làm công tác đối với những nhà lãnh đạo nước
ngoài tiềm năng, nhằm bồi dưỡng sự hiểu biết của họ
đối với nước Mỹ.
Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 2002, Hồ Cẩm Đào
cuối cùng đã bắt đầu chuyến thăm nước Mỹ, tiến hành
một cuộc thăm viếng ngoại giao toàn diện siêu quy mô. Ông
lần lượt gặp gỡ các Thị trưởng và thống đốc bang cấp
hành chính của các địa phương của Mỹ, sau đó đã gặp Tổng
thống Mỹ Bush. Ông đã tiến hành cuộc "hội đàm đối
đẳng" với Phó Tổng thống Cheney với tư cách Phó Chủ tịch
nước. Kiểu "đối đẳng" này rất thú vị, bản thân Hồ Cẩm
Đào nhận lời mời của Cheney đến thăm Mỹ, hai người đều
có chút khó nắm bắt được, phương tiện thông tin đại chúng
Mỹ thậm chí còn đem Cheney ra so sánh với Hồ Cẩm Đào,
hai người họ không những cùng ở cấp phó, hơn nữa hai
người đều thích im lặng hành động.
Điều đặc biệt đáng nói là, Hồ Cẩm Đào đã nhận lời mời
đặc biệt của Tổng thống Mỹ Bush, đến gặp gỡ tại văn phòng
hình bầu dục của ông ta, đây cũng đã trở thành tiêu chí đề
cao khiến người ta chú ý tới trong chuyến thăm Mỹ của
Hồ Cẩm Đào. Khi Bush tiếp Hồ Cẩm Đào, đã có ý nhắc
lại chính sách "một nước Trung Quốc", trên thực tế trong
nhiều trường hợp trước khi gặp Bush, Hồ Cẩm Đào đã từng
nhấn mạnh rõ ràng, "Vấn đề Đài Loan là vấn đề trung
tâm quan trọng nhất, nhạy cảm nhất trong quan hệ Trung