Nếu như nền tài chính gặp bão táp mưa sa, thì tình hình
chính trị, kinh tế, xã hội của Trung Quốc chắc chắn sẽ
chịu tác động cực kỳ nghiêm trọng.
Mặc dù Chu Dung Cơ có uy tín cực kỳ cao trong dân chúng
Trung Quốc, người Trung Quốc tự đáy lòng cảm kích về sự
thành công của chính sách điều tiết vĩ mô mà ông ta thực
hiện vào năm 1993, nhưng hiện thực cần phải đối mặt là,
cho đến nay, cải cách tài chính của Trung Quốc vẫn không
lý tưởng, không những “không lý tưởng”, thậm chí có thể
dùng “không thành công” để kết luận.
Những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng cung ứng tiền tệ
của Trung Quốc luôn cao hơn nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế và chỉ số vật giá. Theo phân tích của giáo sư Hạ Bân
về tình hình tín dụng tài chính trong bốn năm gần đây
của Trung Quốc, có tới 85% dùng vào các khoản tín dụng
trong nước, 15% dùng vào tài sản ở hải ngoại. Trước mắt, tín
dụng của bốn ngân hàng thương nghiệp quốc hữu lớn đối
với doanh nghiệp trong nước, có tới trên 90% là cho các
doanh nghiệp quốc hữu tổng lượng kinh tế chỉ chiếm một
phần ba vay, còn các doanh nghiệp phi quốc hữu chiếm
hai phần ba tổng lượng kinh tế thì chỉ nhận được chưa đầy
10% khoản tín dụng. Do trong tổng lượng tín dụng trong nước
có bao hàm khoản lớn tín dụng xấu, một phần nợ của ngân
hàng đã trở nên trống rỗng, đã không thể phát huy vai trò
như một công cụ tài chính hữu hiệu của mình được, thế
nhưng về tài sản nợ nó vẫn chiếm một bộ phận tương đối
lớn trong tổng số tín dụng xã hội.
Những cái đó đều là nguy cơ tiềm ẩn.