nhất trên thế giới. Chúng ta thường gọi Nhật Bản là đất
nước bị ảnh hưởng sâu sắc bởi nợ xấu ngân hàng, nhưng
điều mà các nhà kinh tế Nhật Bản tranh luận là rốt cuộc
tỷ lệ nợ xấu ngân hàng là 6% hay là 10% hoặc 11%.
Vấn đề nợ xấu mà Phàn Cương đưa ra cũng là vấn đề
cũ mà chính phủ Trung Quốc và giới kinh tế học Trung
Quốc rất quan tâm chú ý. Nợ xấu của Trung Quốc cao
quả thực giống như một thanh kiếm sắc treo lơ lửng trên
đầu mọi người, có thể cắm xuống đầu những người dân
Trung Quốc đang hừng hực khí thế vươn lên khá giả, giàu
có, khiến cho nét mặt của mọi người tràn đầy đau khổ. Kỳ
thực, khi người Trung Quốc thấy trên báo chí quốc tế
người Ác-hen-ti-na lo lắng vì nền tài chính quốc gia sụp
đổ, xã hội hỗn loạn, trong lòng mọi người từng không khỏi lo
lắng, người viết từng nghe thấy một số người dân bàn
tán: Ác-hen-ti-na ngày nay liệu có thể là Trung Quốc ngày
mai?
Kể từ khi cải cách mở cửa năm 1978 đến nay, đầu tư nước
ngoài dần dần đổ vào Trung Quốc, bắt đầu từ năm
1993, Trung Quốc trở thành nước thu hút nhiều vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài nhất trong các nước đang phát triển
trên toàn thế giới, hiện nay quy mô thu hút đầu tư của
Trung Quốc chỉ đứng sau có Mỹ, trở thành nước lớn thứ hai
trên toàn cầu. Sự nâng đỡ của vốn nước ngoài lớn mạnh và
dự trữ trong dân chúng to lớn, khiến cho nhiều ngân hàng
của Trung Quốc tuy nợ xấu, nợ khó đòi dẫn đến tài sản
không bù đủ nợ, nhưng một khi tiền vốn nước ngoài rút ra,
một khi dân chúng rút tiền tiết kiệm, thì tất sẽ xuất hiện
cơn bão tài chính còn đáng sợ hơn cả so với Ác-hen-ti-na.