HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 157

như ở các nước khác, khi những người cộng sản hứa hẹn đem lại cho người
dân quyền tự quyết, họ sẽ được mong đợi như những vị cứu tinh”.
Nhưng
như lẽ thường, thái độ của họ là ngây thơ. Một người Việt yêu nước khác
nói: “Nếu bị phương Tây ghét thì người Nga và những người cộng sản phải
là những người tốt”.

Nguyễn Ái Quốc ý thức được điều này. Năm 1922, trong một bài báo

viết ở Paris, ông đã nhận xét, chỉ có một số ít trí thức ở các thuộc địa như
Việt Nam hiểu được ý nghĩa của chủ nghĩa cộng sản, còn hầu hết những
người hiểu được lại thuộc giới tư sản trong nước và thích “mặc áo hàng
hiệu và chỉ quan tâm đến quyền lợi bản thân”.
Ông nhận thấy, hầu hết
người dân ở các thuộc địa, chủ nghĩa Bolsevich “có nghĩa là thủ tiêu tất cả
hoặc giải phóng khỏi ách áp bức của nước ngoài”.
Ý nghĩa thứ nhất lôi
kéo dân chúng ít học, nhút nhát rời xa chúng ta. Ý nghĩa thứ hai đưa họ lại
gần với chủ nghĩa dân tộc. Cả hai nghĩa này đều nguy hiểm như nhau.

Có nghĩa là Việt Nam vẫn chưa sẵn sàng cho sự thành lập một đảng cộng

sản. Dân chúng “tỏ ra sẵn sàng nổi dậy nhưng hoàn toàn không có hiểu
biết. Họ muốn tự giải phóng nhưng lại không biết làm như thế nào”.
Giới
trí thức bồn chồn không biết phải làm gì nhưng không sẵn sàng chấp nhận
luận thuyết Marx. Cần phải có thời gian để người Việt Nam dần dần nhận
thấy, cách mạng xã hội chính là câu trả lời cho các vấn đề của họ. Trong khi
đó, một chính đảng cần được thành lập để có thể đại diện cho các ý tưởng
của Marx và Lenin tuy ở dạng phôi thai nhưng có thể tập hợp quần chúng
xoay quanh một vấn đề chính: độc lập dân tộc.

Phan Bội Châu - người bất đồng chính kiến nổi tiếng nhất - lúc đó sống ở

Trung Hoa. Ra tù năm 1917 và sau một thời gian thử nghiệm tư tưởng thoả
hiệp với người Pháp, Phan Bội Châu đã quay lại với quan điểm chống Pháp
trước khi ông bị bắt. Tuy già nhưng vẫn khoẻ mạnh, với bộ râu màu muối
tiêu và cặp kính, người chiến binh năm mươi nhăm tuổi đến ở Hàng Châu,
một khu nghỉ có quang cảnh đẹp ở tây nam Thượng Hải - nhà của Hồ Học
Lâm - một người ủng hộ sau này đóng vai trò chính của phong trào trong
suốt thời kỳ Thế chiến II. Dù Phan Bội Châu không còn các hạt nhân của tổ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.