ác của người Pháp ở Đông Dương. Phan Bội Châu đặt một câu hỏi có tính
chất hùng biện, “giết người và áp bức người thì việc nào tồi tệ hơn?” Sau
đó ông viết một bài miêu tả đầy chi tiết không đúng sự thật về cuộc đời của
Phạm Hồng Thái.
Sự kiện Sa Diện cũng được Phan Bội Châu lợi dụng để khôi phục tổ
chức chính trị của mình ở nam Trung Hoa - tổ chức này đã trở nên suy yếu
trong những năm ông ở trong tù. Tháng 7 năm 1924, ông đến Quảng Châu
tham dự một lễ xây mộ cho Phạm Hồng Thái. Ở đó ông nói chuyện với một
số môn đệ việc thay thế Việt Nam Quang Phục Hội của ông bằng một số tổ
chức chính trị mới có tên là Việt Nam Quốc Dân Đảng, theo đường lối
Quốc Dân Đảng của Tôn Dật Tiên. Phan Bội Châu trở lại Hàng Châu vào
tháng 9.
Nguyễn Ái Quốc đến Quảng Châu năm tháng sau vụ ám sát hụt ở đảo Sa
Diện. Vài ngày sau đó, trong vai nhà báo Trung Hoa Hoàng Sơn Tử, ông đã
liên lạc với các thành viên của Tâm Tâm Xã. Hoạt động cấp tiến của họ rõ
ràng là đã làm nhà cách mạng trẻ tuổi đồng cảm. Việc họ thiếu lý tưởng chủ
đạo sẽ tạo nhiều thuận lợi vì như vậy chủ nghĩa Marxit - Lenin sẽ lấp lỗ
hổng đó. Hơn nữa nhiều thành viên hàng đầu của nhóm là đồng hương nên
không gây phiền phức gì cả. Nguyễn Ái Quốc có ấn tượng tốt với Lê Hồng
Sơn và Hồ Tùng Mậu, nhưng đặc biệt với Lê Hồng Phong, người thấp,
chắc nịch, có đôi vai rộng, con của một gia đình gia giáo ở Nghệ An mà
Phan Bội Châu đã tuyển để đi du học.
Nguyễn Ái Quốc đã không mất nhiều thời gian thuyết phục những người
này theo quan điểm của ông. Trong một bức thư gửi trụ sở của Quốc tế
Cộng sản ở Moscow đề ngày 18 tháng 12 năm 1924, ông báo cáo đã liên
lạc với một số “nhà cách mạng dân tộc” Việt Nam và bắt đầu hợp tác với
họ. Cho đến tháng 2-1925, ông đã thành lập một nhóm bí mật gồm 9 thành
viên, lấy tên là Đông Dương Quốc Dân Đảng. Một số người trở về Đông
Dương để tuyển thêm người, trong khi những người khác gia nhập quân đội
của Tôn Dật Tiên hoặc gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Năm người
trong số này được ông mô tả là ứng cử viên của một đảng cộng sản tương