dân tộc chủ nghĩa của cách mạng thế giới sẽ được tiếp nối bởi một giai
đoạn chủ nghĩa xã hội để đem lại hạnh phúc toàn xã hội và đoàn kết toàn
cầu. Nguyễn Ái Quốc không nói cụ thể khi nào giai đoạn thứ hai sẽ xảy ra
và nói gián tiếp rằng ở Việt Nam, điều đó sẽ không xảy ra cho đến khi toàn
bộ thế giới đã sẵn sàng chuyển từ dân tộc chủ nghĩa sang giai đoạn cuối
cùng chủ nghĩa quốc tế. Điều này có thể phản ánh niềm tin của ông lúc đó,
giai đoạn thứ hai sẽ không xảy ra ở Việt Nam cho đến khi đa số các nước
trên thế giới đã trải qua các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của chính họ.
Khi đưa ra khái niệm hai giai đoạn, Lenin đã cho rằng giai đoạn đầu tiên sẽ
nhanh chóng chuyển sang giai đoạn hai, như đã xảy ra ở nước Nga Xô viết.
Vấn đề thứ hai, Nguyễn Ái Quốc đề cao giá trị độc lập dân tộc trong tiến
trình cách mạng hơn Lenin, giải thích điều đó như là một kết quả đáng
mong muốn của sự liên kết giữa các giai cấp trong xã hội Việt Nam. Ông
dự đoán, các cuộc đấu tranh tương tự nhằm giải phóng dân tộc cuối cùng sẽ
nổ ra ở các nơi khác ở châu Á. Những giai cấp nào sẽ lãnh đạo cách mạng ở
Việt Nam? Tất nhiên, đó là một trong các vấn đề mấu chốt trong cuộc tranh
luận về chiến lược của Quốc tế Cộng sản. Lenin đưa ra chiến lược dựa trên
khái niệm liên minh bốn giai cấp, với nòng cốt liên minh công nông. Trong
cuốn Đường Kách Mệnh, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra liên minh công - nông,
(người làm việc nặng nhọc nhưng không được hưởng thành quả lao động),
là kẻ thù chính của những người tư bản, (kẻ không làm việc nhưng lại
hưởng tất cả lợi nhuận). Nhưng ông cũng lấy ý tưởng của Lenin về một mặt
trận thống nhất đa giai cấp của các giai cấp tiến bộ để đi đến giai đoạn hai
của cách mạng. Liên minh này có thể bao gồm học sinh sinh viên, tiểu
thương, ngay cả tiểu địa chủ. Tuy nhiên, các nhóm như vậy sẽ không thể là
đồng minh tin cậy của công nhân và nông dân khi tiến hành giai đoạn hai
của cách mạng, bởi vì họ có thể chống lại giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Như
ông đã viết trong cuốn “Đường Kách Mệnh”, công nhân và nông dân là lực
lượng lãnh đạo chủ chốt của cách mạng:
“Bởi vì thứ nhất, công nhân và nông dân bị đàn áp nặng nề nhất;