khoá để có được một đảng vững mạnh là học thuyết của nó. Một đảng cần
có một ý thức hệ mà các đảng viên có thể hiểu và theo đuổi. Một đảng
không có ý thức hệ cũng giống như một người đàn ông không có trí khôn
hoặc một con tàu không có la bàn.
Trong phần mở đầu “Đường Kách Mệnh”, tác giả đã liệt kê một danh
sách các đặc điểm có thể xác định “hành vi của nhà cách mạng”. Thật thú
vị nếu đem so sánh danh sách này với cuốn “Hỏi đáp của một nhà cách
mạng” nổi tiếng của tên khủng bố người Nga thế kỷ thứ XIX, Sergey
Nechayev. Nechayev nhấn mạnh vai trò của nhà cách mạng cũng giống như
một công cụ mù quáng của sự nghiệp cách mạng. Anh ta phải biết tàn nhẫn,
thậm chí xảo quyệt để xúc tiến mục đích của mình. Anh ta phải tuân thủ
tuyệt đối đối với đảng của mình, sẵn sàng từ bỏ mọi mối quan hệ với bạn
bè và gia đình. Anh ta cũng phải sẵn sàng hy sinh những chuẩn mực đạo
đức thông thường để nói dối và lừa bịp vì lợi ích của cách mạng. Trong khi
sự thái quá của Nechayev bị chỉ trích nhiều bởi các thành viên khác trong
phong trào cấp tiến Nga, bản thân tất cả nguyên tắc này lại được Lenin khá
ngưỡng mộ và trở thành kinh thánh cho những người Bolsevich của ông.
Có một số điểm giống nhau giữa các nguyên tắc ứng xử của Nguyễn Ái
Quốc và Lenin đều bị ảnh hưởng bởi Nechayev. Cả hai đều nhấn mạnh
nghĩa vụ của các đòi hỏi của sự nghiệp cách mạng. Sự khác biệt chính nằm
ở tinh thần phía sau hai loại chuẩn mực cách mạng này. Trong khi Lenin
cho các chuẩn mực đạo đức đương thời ít thích ứng với quy tắc ứng xử
cách mạng, với thực tế và có những mâu thuẫn không thể điều chỉnh giữa
hai mặt trên. Chuẩn mực đạo đức cơ bản trong danh mục nguyên tắc ứng
xử của Nguyễn Ái Quốc làm người ta nhớ lại truyền thống của đạo Khổng:
cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư, cầu thị, cẩn trọng, hiếu học, biết
quan sát và phân tích, tránh tự cao tự đại và phải có lòng vị tha. Thực tế, trừ
những phần đề cập đến đảng, những điều răn dạy cách mạng của Nguyễn
Ái Quốc có thể dễ dàng được chấp nhận như là các chuẩn mực hành vi cho
bất kỳ gia đình Nho giáo nào.