mới xảy ra ở trong nước. Trong quãng thời gian tử mùa xuân tới mùa hè,
ông mất khá nhiều thời gian ở Hong Kong, Đông Nam Á và Thượng Hải
nên không thể theo dõi tình hình một cách chi tiết. Sau khi thu thập được
tin tức, ông báo cáo Moscow những sự kiện đang xảy ra ở Đông Dương.
Ông đề nghị Quốc tế Cộng sản kêu gọi tất cả đồng chí cộng sản ủng hộ
quần chúng bị áp bức trong các huyện đang bị bao vây ở Trung Kỳ. Tới lúc
này, những cuộc biểu tình ở đó ít thu hút báo chí thế giới, dù những tin tức
bất ổn này đã lan tới Paris.
Có nhiều lý do để tin Nguyễn Ái Quốc rất lo ngại về xu hướng bạo lực
vũ trang trong phong trào. Dù khủng hoảng nhanh chóng leo thang ở các
tỉnh miền Trung chứng tỏ tiên đoán của ông là đúng, quần chúng nông dân
ở Đông Dương đang ở ngưỡng cửa cuộc nổi dậy chống lại bọn phong kiến
và thực dân áp bức họ, Đảng lại đang ở tình thế khó khăn không thể có chỉ
đạo cần thiết để biến nó thành mối đe doạ nghiêm trọng chế độ thực dân.
Nhiều năm sống ở Quảng Đông, Nguyễn Ái Quốc đã từng chứng kiến tận
mắt cái giá đắt phải trả cho sự chuẩn bị yếu kém. Trong bài báo”Sự nghiệp
vũ trang của Đảng trong nông dân” ông viết ở Berlin năm 1928, đã rút ra
bài học ở Hoa Nam, phân tích những điều kiện để một cuộc cách mạng
thành công có thể xảy ra ở một xã hội tiền công nghiệp giống như Việt
Nam. Trong bài báo đó, ông đã nhấn mạnh tầm quan trọng việc sống còn
của một liên minh có hiệu quả giữa công nhân thành thị và nông dân. Dù
ông thừa nhận, nông dân không thể thu được thắng lợi nếu thiếu sự lãnh
đạo của những người vô sản và sự tham gia tích cực của công nhân, ông
cũng khẳng định:
Thắng lợi cách mạng vô sản không thể có ở những nước nông nghiệp
hoặc bán nông nghiệp nếu giai cấp vô sản cách mạng không được sự ủng
hộ tích cực của khối quần chúng nông dân… Ở Trung Hoa, Ấn Độ, châu
Mỹ La tinh và ở nhiều nước châu Âu, (các nước bán đảo Balkan, Rumania,
Ba Lan, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, v.v…), giai cấp vô sản phải liên minh dứt
khoát với quần chúng lao động trong cách mạng. Chỉ khi làn sóng cách
mạng hướng tới quần chúng nông dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô