biết tin sự đàn áp cuộc nổi dậy ở Nam Kỳ, dự đoán tác động đó tới bộ máy
Đảng ở miền Nam có thể rất lớn. Khi lời mời Hồ Học Lãm của Trương Bội
Công tới trụ sở Quốc ở Quế Lâm, ông nhấn mạnh với các đồng chí của
mình: “Tình hình thế giới và trong nước đang có lợi cho chúng ta, nhưng
giờ phút khởi nghĩa vẫn còn chưa tới. Tuy nhiên, vì tình hình sẵn sàng bùng
nổ, cần phải nhanh chóng tìm chỗ rút lui cho những người yêu nước ẩn náu
để bảo vệ phong trào”.
Sự thật tình hình thế giới biến chuyển quá nhanh, với những hậu quả khó
lường. Đức Quốc Xã củng cố việc chiếm đóng Pháp và Hà Lan, bây giờ
đang cố gắng san phẳng nước Anh bằng không lực. Dù Hiệp ước Xô-Đức
ký tháng 8-1939 vẫn còn hiệu lực, nhưng việc Đức đưa quân vào vùng
Balkans đã gây ra căng thẳng giữa hai nước. Ở Trung Hoa, Nhật Bản tiếp
tục tiến quân vào miền trung đánh bại chính phủ Tưởng Giới Thạch, đồng
thời đưa quân vào Đông Dương với sự miễn cưỡng đồng ý của chính quyền
thực dân Pháp.
Công việc chuẩn bị cho chiến dịch trong tương lai hầu như hoàn thành,
Nguyễn Ái Quốc cùng Phạm Văn Đồng, Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Hoan
và Đặng Văn Cáp rời Quế Lâm bằng ô tô. Từ Nam Ninh họ thong thả đi
thuyền về phía tây dọc theo nhánh sông Châu Giang tới Điền Đông. Để giữ
bí mật, Nguyễn Ái Quốc đóng vai nhà báo Trung Quốc và dùng tên mới,
Hồ Chí Minh. Ông chỉ nói tiếng Pháp, có một lần tình cờ, ông lỡ lời. Khi
một đồng chí làm rơi tàn thuốc lá vào quần áo ông, Quốc đột nhiên cảnh
cáo đồng chí này bằng tiếng Việt, quần của ông bị cháy.
Nguyễn Ái Quốc ở lại Điền Đông ít ngày, còn Phạm Văn Đồng tiếp tục
đến Tĩnh Tây, gần biên giới, chuẩn bị điều kiện trước khi nhóm tới. Quãng
đường cuối cùng phải đi bộ qua một đường mòn trên núi vào tháng 12. Tới
Tĩnh Tây, Quốc phát hiện một nơi ở thuận lợi gần làng Tân Tô, sau đó chỉ
thị Vũ Anh vượt biên giới vào Đông Dương để tìm một địa điểm thuận lợi
cho hội nghị sắp tới của Ban Chấp hành Trung ương. Ông chỉ thị, địa điểm
này phải ở nơi dân chúng địa phương có thiện cảm với cách mạng và phải
có đường thoát trở lại Trung Hoa khi cần thiết.