Liễu Châu, ông có trách nhiệm chuẩn bị tấn công vào quân đội Nhật Bản ở
Đông Dương trước khi chiến tranh kết thúc. Chạy tới chạy lui, cuối cùng
ông đã tìm cách tổ chức được những lực lượng người Việt Nam dân tộc chủ
nghĩa ở nam Trung Hoa trong thời gian đầu thập niên 1940 và đào tạo họ
để sử dụng cho những hoạt động tương lai ở Đông Dương.
Tuy nhiên, kế hoạch của Trương Phát Khuê tổ chức lực lượng người Việt
Nam dân tộc chủ nghĩa thành một công cụ hiệu quả đã gặp nhiều khó khăn.
Sự cộng tác giữa những nhóm dân tộc chủ nghĩa và Đảng cộng sản Đông
Dương thông qua việc hình thành Uỷ Ban Giải Phóng Dân Tộc Việt Nam
đã kết thúc cuối năm 1941, giới lãnh đạo Việt Nam Quốc Dân Đảng phát
hiện được danh tính thực của Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp khai trừ
họ ra khỏi tổ chức. Ngay sau đó, chủ nghĩa bè phái trong hàng ngũ lãnh đạo
những người dân tộc chủ nghĩa như Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần,
Nghiêm Kế Tổ dẫn tới sự sụp đổ nội bộ Hội. Trương Bội Công, một trong
những người tài trợ Uỷ ban, bị nhà cầm quyền địa phương bắt giam vì tội
tham nhũng.
Mùa hè năm 1942, Trương Phát Khuê quyết định thử một lần nữa, chỉ thị
cho những người lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa thành lập tổ chức mới, chưa
có sự tham gia của cộng sản, mang tên Việt Nam Cách Mệnh Đồng Minh
Hội, gọi tắt là Đồng Minh Hội. Tướng Hầu Chí Minh, cấp dưới của Trương
Phát Khuê được cử giữ chức cố vấn Trung Hoa cho tổ chức này, cuộc họp
đầu tiên diễn ra ở Liễu Châu đầu tháng 10-1942. Đồng Minh Hội cũng
không thu hái được những thành công gì hơn tổ chức tiền nhiệm trước đó,
khi kế hoạch do tướng Trương Phát Khuê hậu thuẫn, triệu tập Đại hội toàn
quốc đầu tháng 9-1943 bị thất bại do sự bất đồng phe cánh trong giới lãnh
đạo.
Hy vọng Hồ Chí Minh có thể tạo ra nguồn sinh lực tiếp sức phong trào
đấu tranh của những người Việt Nam dân tộc chủ nghĩa tại nam Trung Hoa,
Trương Phát Khuê quyết định trả tự do cho ông. Ngày 10 tháng 9, Hồ được
thả khỏi nhà tù nhưng bị hạn chế tự do đi lại. Một uỷ viên Phòng Chính trị
Bộ chỉ huy Chiến khu 4 sau này nhớ lại, vào một ngày mùa thu, tù nhân