ông thường xuyên gửi cho họ sách, báo chí chứa những thư ngắn viết bằng
nước cơm vào lề trống. Đối với những người Trung Quốc cầm tù mình, ông
thể hiện hình ảnh một học giả già, nhã nhặn và điềm tĩnh. Để giết thời gian,
ông dịch cuốn sách nổi tiếng “Chủ nghĩa Tam Dân” của Tôn Dật Tiên sang
tiếng Việt.
Một ngày mùa xuân 1943, tướng Trương Phát Khuê biết được danh tính
thực của vị tù nhân rắc rối, hoặc ít nhất cũng xác định được ông là một
người cộng sản. Đúng hơn, Trương Phát Khuê cũng chỉ phỏng đoán điều
này. Hoàng Văn Hoan, một đồng sự của Hồ Chí Minh, nói danh tính Hồ là
đặc vụ Quốc tế Cộng sản bị tiết lộ do Trần Báo, theo chủ nghĩa quốc gia
sống trong vùng, hy vọng người ta sẽ xử tử Hồ Chí Minh. Nhưng tướng
Lương Hoa Sinh, khi đó là chủ nhiệm Phòng Chính trị Bộ chỉ huy Chiến
khu 4, tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau này, trong những
cuộc nói chuyện với Hồ, ông biết chắc người tù là cộng sản và đề nghị thủ
tiêu. Tuy nhiên, theo Lương Hoa Sinh, đề nghị của ông bị chính quyền
trung ương ở Trùng Khánh bác bỏ, mặc dù chính chính quyền Trùng Khánh
lúc đó cũng biết danh tính thực của Hồ, nhưng ra lệnh “cảm hoá” Hồ nếu
có thể được.
Quyết định của chính phủ về vấn đề này thoạt đầu có thể do chịu ảnh
hưởng của Chu Ân Lai, người đứng đầu văn phòng liên lạc Đảng cộng sản
Trung Quốc ở Trùng Khánh. Mùa thu năm 1942, khi Chu Ân Lai biết Hồ
Chí Minh đã bị bắt, ông đặt vấn đề với tướng Phùng Ngọc Tường, viên
tướng nổi tiếng của Trung Hoa, một trong kẻ thù của Tưởng Giới Thạch
trong thập niên 1920 và 1930. Phùng Ngọc Tường, thường ve vãn những
người cộng sản, nhưng bây giờ là nhân vật có thế lực của giới lãnh đạo
Chính phủ Quốc Dân Đảng, tư vấn với cố vấn Xô viết ở Trùng Khánh và
sau đó ông nói chuyện với phó tổng thống Lý Tôn Nhân. Họ cùng nhau gặp
Tưởng và đề nghị thả Hồ Chí Minh. Theo một người Trung Hoa kể lại,
Phùng Ngọc Tường ủng hộ Hồ, lý giải, ngay cả Hồ Chí Minh là thành viên
phong trào cộng sản Việt Nam, thì điểm này cũng không liên quan. Sau
cùng, ông lập luận, những đại diện cộng sản nước ngoài, gồm cả Liên Xô,