HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 471

Nhưng vấn đề này vẫn không được giải quyết, bản tạm ước đơn thuần

nói, vấn đề này sẽ nghiên cứu thêm. Tại Sài Gòn, d'Argenlieu sốt ruột vì
những vấn đề không được giải quyết, theo thoả ước ký ở Paris, ông ra lệnh
Morliere chiếm trạm thuế quan Hải Phòng ngay.

Đầu tháng 11-1946, quân Pháp chiếm trụ sở hải quan Hải Phòng, đuổi

nhân viên quản trị Việt Nam. Trước khi cuộc đánh chiếm ngừng, Quốc Hội
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phản đối hành động này, xác định chủ quyền
Việt Nam kiểm soát mọi vấn đề liên quan tới thuế quan. Tuy vậy, lúc đó
vấn đề then chốt, Chính phủ dùng Hải Phòng là điểm nhập khẩu vũ khí mua
từ nước ngoài. Ngày 20-11-1946, tàu chiến Pháp bắt một thuyền buồm
Trung Quốc chở xăng buôn lậu có lẽ cho lực lượng vũ trang Việt Nam.
Trong khi thuyền buồm được giong vào cảng, tự vệ địa phương bắn vào
quân Pháp, Pháp lập tức đáp trả, cuộc chiến nhanh chóng lan khắp thành
phố. Lệnh ngừng bắn được đưa ra, nhưng hai ngày sau Valluy ra lệnh viên
Chỉ huy quân Pháp tại Hải Phòng phải chiếm toàn bộ thành phố, khôi phục
luật pháp và trật tự. Ngày 23-11-1946, đại tá Debes ra tối hậu thư đòi quân
đội Việt Nam rút khỏi khu phố Tàu và hạ vũ khí. Khi không được đáp ứng,
Debes ra lệnh bắn pháo vào khu vực này, giết chết hàng trăm dân thường.
Sau đó khoảng hai ngàn quân Pháp tấn công, đồng thời pháo của Pháp bắn
phá các khu vực quanh thành phố. Dù vậy, người Pháp cũng phải hứng chịu
của chống cự quyết liệt của quân đội Việt Nam, cuộc chiến ở Hải Phòng
tiếp tục vài ngày, cho tới khi người lính Việt Minh cuối cùng rút lui ngày
28-11-1946.

Sự kiện Hải Phòng làm sốc chính quyền Truman vì thái độ lập lờ của Mỹ

đối với tình hình Đông Dương. Trong bức điện gửi từ Hà Nội cùng ngày,
lãnh sự Mỹ James O'Sullivan báo cáo, mặc dù Việt Nam nổ súng trước,
nhưng do thái độ hống hách của Pháp khiến sự kiện nổ ra. Tại Paris, đại sứ
Caffery được chỉ thị bày tỏ cho quan chức Pháp biết, Mỹ không hài lòng về
tình hình Đông Dương. Nhưng điều này khiến Pháp bực tức do mối quan
tâm về cục diện cộng sản của chính phủ Hồ Chí Minh. Cuối tháng 11-1946,
Đại sứ quán Mỹ ở Paris cho biết Pháp đã “có bằng chứng rằng Hồ đã nhận

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.