chết của ông. Các tờ báo ủng hộ sự nghiệp chống chiến tranh có khuynh
hướng mô tả ông như một đối thủ đáng được kính trọng và là người bênh
vực các dân tộc yếu hèn bị áp bức. Ngay cả những người kịch liệt phản đối
chế độ Hà Nội cũng kính trọng ông vì những cống hiến toàn bộ đời mình
trước hết cho độc lập và thống nhất đất nước và sự ủng hộ, bênh vực các
dân tộc bị bóc lột trên thế giới.
Một vấn đề chủ chốt mà nhiều nhà bình luận suy nghĩ là việc ông qua
đời có ảnh hưởng thế nào tới diễn biến của cuộc chiến tranh ở Đông
Dương. Được biết đến như một người cộng sản kỳ cựu và một nhà cách
mạng tận tuỵ, nhiều người xem Hồ Chí Minh như một người thực tiễn, nắm
vững diễn biến phức tạp của tình hình chính trị thế giới và biến động theo
thời thế. Ngay cả Lyndon Johnson, có lẽ là đối thủ đáng gờm nhất của ông
trong những năm 1960, đôi khi cũng nhận xét, nếu ông ta có thể ngồi với
“ông Hồ”, hai nhân vật chính trị kỳ cựu bằng cách này hay cách khác có
thể sẽ đi đến một thoả hiệp nào đó.
Với những người kế nhiệm, không ai được thế giới kính trọng như ông
Hồ. Rất ít cộng sự của ông Hồ nổi tiếng ở thế giới bên ngoài. Trừ ông Hồ,
không có quan chức cao cấp nào của Đảng từng sống hoặc đi khắp nước
Pháp, huống hồ đi các nước phương Tây khác. Trong số những người từng
ra nước ngoài, hầu hết họ được đào tạo tại Trung Quốc hoặc Liên Xô, thế
giới quan của họ hạn chế bởi giáo lý cứng nhắc của chủ nghĩa Marx -
Lenin. Bí thư thứ nhất Lê Duẩn, người đã nhanh chóng thiết lập uy tín,
người kế nhiệm chức của ông Hồ ở Hà Nội, hầu như không được phương
Tây biết đến. Ngay cả ở Moscow và Bắc Kinh, ông Duẩn cũng không được
biết đến nhiều.
Trong bản di chúc cuối cùng của mình và trong suốt đời mình, Hồ Chí
Minh tìm cách cân bằng sự cam kết giành độc lập cho dân tộc Việt Nam với
sự cam kết cống hiến cho phong trào thế giới. Trong bản di chúc khởi thảo
lần đầu tiên năm 1965 và sau đó tự tay sửa đổi vào năm 1968 và 1969, mặc
dù nhấn mạnh phải đặt ưu tiên hàng đầu cho hàn gắn vết thương chiến
tranh và cải thiện mức sống của người dân Việt Nam, ông Hồ vẫn khẳng