HỒ CHÍ MINH - CHÂN DUNG MỘT CUỘC ĐỜI - Trang 91

những thành phố thương mại mới một cách khó chịu mơ hồ. Theo cách suy
nghĩ của những người Nho giáo, nền công nghiệp phương Tây dễ dàng sinh
ra thói tham lam và tự phụ. Ngược lại chủ nghĩa xã hội chú trọng nỗ lực
cộng đồng, lối sống giản dị, đồng đều về của cải và cơ hội. Tất cả những
điều này có tác động mạnh tới đời sống Nho giáo. Trong bối cảnh đó, sự
chuyển đổi về mặt triết học từ Khổng Tử sang Marx dễ hơn nhiều sang
Adam Smith và John Stuart Mill - những người luôn coi trọng chủ nghĩa
thực dụng và cá nhân chủ nghĩa - không phù hợp với người châu Á.

Năm 1920, ông Nguyễn bắt đầu thường xuyên tham dự các cuộc họp của

Đảng Xã hội Pháp và Tổng Liên đoàn Lao động cũng như của Liên đoàn
nhân quyền, (một tổ chức không giống như Hội Quyền tự do dân sự Mỹ) -
và đóng một vai trò tích cực hơn trong các cuộc tranh luận chính trị. Tuy
nhiên, có nhiều dấu hiệu cho thấy ông đã bắt đầu khó chịu với thái độ của
các đồng sự. Đối với Nguyễn Ái Quốc, vấn đề cốt lõi của thời đại là các
dân tộc thuộc địa bị chủ nghĩa đế quốc phương Tây bóc lột. Ông phát hiện
ra, đối với hầu hết những người Pháp ông quen, chủ nghĩa thực dân chỉ là
một mặt của vấn đề lớn hơn - đó là chủ nghĩa tư bản thế giới. Marx có thiên
hướng lấy châu Âu làm trung tâm cuộc vận động và hầu hết những người
theo Marx ở châu Âu đã đi theo hướng của ông. Sau cùng, thuộc địa đã
đem lại sự giàu có cho nước Pháp và công việc cho công nhân Pháp. Chính
vì vậy, ông Nguyễn nhận được rất ít sự ủng hộ khi nêu ra các vấn đề thuộc
địa tại các cuộc họp chính trị. Điều này dẫn tới việc trong cơn thất vọng
ông đã to tiếng với một đồng sự “Nếu như anh không tố cáo chủ nghĩa thực
dân, nếu như anh không đứng về phía các dân tộc thuộc địa, làm sao anh
có thể làm cách mạng được?”

Chia rẽ nghiêm trọng đã xảy ra trong hàng ngũ phong trào chủ nghĩa xã

hội giữa những người lãnh đạo ôn hoà như Jean Longuet và Léon Blom và
những người cứng rắn hơn như Marcel Cachin và Paul Vaillant-Couturier là
những người dường như có quan điểm cấp tiến hơn về tương lai xã hội loài
người. Nguyễn Ái Quốc đứng về phía những người cấp tiến. Một trong
những vấn đề mà hai phe có quan điểm khác nhau là cuộc cách mạng

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.