XXVII
Bản thân Người đã tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tuyên truyền chủ
nghĩa xã hội khoa học vào các nước thuộc địa, hướng quần chúng về nước Nga Xôviết tươi
đẹp, về con đường cách mạng triệt để. Người khẳng định cách mạng ở các nước thuộc địa
và phụ thuộc phải đi theo con đường của V.I.Lênin và Cách mạng Tháng Mười. Người cũng
dành những lời trân trọng viết về V.I.Lênin, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và các
dân tộc bị áp bức trên toàn thế giới: "Khi còn sống, Người là người cha, thầy học,
đồng chí và cố vấn của chúng ta. Ngày nay, Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng
ta đi tới cuộc cách mạng xã hội" (Tr.237).
Qua một loạt bài viết trong tập 1, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm khẳng định vai trò quan trọng
của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng. Người chỉ rõ: trong các thuộc địa, giai cấp công
nhân đã bắt đầu hiểu thế nào là đấu tranh giai cấp. Phải làm cho công nhân da đen và da vàng hiểu rằng
kẻ thù duy nhất của họ chính là cái chế độ này, một chế độ nô lệ tinh vi hơn chế độ cũ, nặng nề và vô
nhân đạo hơn. Trong bài Phong trào công nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Người nêu rõ giai cấp công nhân đã
đóng góp nhiều vào cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, song thành quả cách mạng lại bị giai cấp tư
sản chiếm đoạt, giai cấp công nhân bắt buộc tiến hành một cuộc đấu tranh khác: đấu tranh giai cấp. Qua
đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh muốn chỉ ra mối quan hệ khăng khít giữa đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai
cấp trong cách mạng ở thuộc địa, yêu cầu giai cấp công nhân phải nắm lấy ngọn cờ dân tộc và chủ
nghĩa xã hội, phải củng cố khối liên minh công nông - đội quân chủ lực của cách mạng, nền tảng của
mặt trận đoàn kết toàn dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đứng trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin nhìn nhận đúng
đắn vấn đề nông dân trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Chủ nghĩa đế quốc bóc lột thuộc địa chủ yếu là bóc lột nông dân. Người viết: "Người An Nam
nói chung, phải è cổ ra mà chịu những công ơn bảo hộ của nước Pháp. Người nông dân An Nam nói
riêng, lại càng phải è cổ ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách thảm hại hơn: là người An Nam, họ bị áp
bức; là người nông dân, họ bị người ta ăn cắp, cướp bóc, tước đoạt, làm phá sản" (Tr.227). Phải sống
trong hoàn cảnh cùng cực như vậy nên người nông dân nói chung và người nông dân Việt Nam nói
riêng chẳng những có ý thức giai cấp rõ rệt mà còn có ý thức dân tộc rất mạnh mẽ. Trong các bài Tình
cảnh nông dân An Nam, Tình cảnh nông dân Trung Quốc, Nông dân Bắc Phi... và những bài phát biểu
tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản, Người đã khái quát vị trí và lực lượng to lớn của nông dân trong cách