thành một lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tại
của chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những người anh em mình ở
phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" (Tr.36).
Tin tưởng ở tiền đồ của các dân tộc bị áp bức, trong nhiều bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã chỉ rõ tiềm lực cách mạng vĩ đại của hàng trăm triệu người ở các nước thuộc địa và phụ thuộc
đang được thức tỉnh. Châu á trẻ trung đang vươn mình, châu Phi đen đang quật khởi... Lưỡi lê, đại bác,
chính sách ngu dân của chủ nghĩa tư bản không thể đè bẹp ý chí chiến đấu và sức sống mãnh liệt của
nhân dân các dân tộc thuộc địa. Người viết: "Đằng sau sự phục tùng tiêu cực, người Đông Dương giấu
một cái gì đang sôi sục, đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm, khi thời cơ đến. Bộ phận ưu tú
có nhiệm vụ phải thúc đẩy cho thời cơ đó mau đến.
XXVI
XXVI
Sự tàn bạo của chủ nghĩa tư bản đã chuẩn bị đất rồi: Chủ nghĩa xã hội chỉ còn
phải làm cái việc là gieo hạt giống của công cuộc giải phóng nữa thôi" (Tr.28).
Từ nhận thức: chủ nghĩa thực dân đế quốc là kẻ thù chung của các dân tộc bị áp bức,
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng khối đoàn kết chiến đấu giữa các dân
tộc bị đoạ đày, đau khổ. Người viết: "Dù màu da có khác nhau, trên đời này chỉ có hai
giống người: giống người bóc lột và giống người bị bóc lột. Mà cũng chỉ có một mối
tình hữu ái là thật mà thôi: tình hữu ái vô sản" (Tr.266).
Đứng vững trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết
đấu tranh chống lại những biểu hiện của tư tưởng cơ hội, cải lương, tư tưởng dân tộc
hẹp hòi, những nhận thức chưa đúng đắn của một số đảng cộng sản châu Âu trong vấn đề
thuộc địa. Tại Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản, Người nói: "Đề ra những luận cương
dài dằng dặc
và thông qua những nghị quyết rất kêu để sau Đại hội đưa vào viện bảo tàng như từ
trước vẫn làm thì chưa đủ. Chúng ta cần có biện pháp cụ thể" (Tr.281). Người đã kiến
nghị những việc làm thiết thực và yêu cầu Quốc tế Cộng sản đẩy mạnh hoạt động giúp đỡ
phong trào giải phóng dân tộc.
XXVII