HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 485

thực tế, Hội quốc liên đã dung túng cho các thế lực đế quốc, cổ vũ chạy đua vũ trang và chuẩn bị chiến

tranh thế giới. Tr.326.

55. Hội Nhân quyền và Công dân quyền : Một tổ chức dân chủ tư sản nhằm đấu tranh đòi bảo vệ

những quyền tự do tư sản. Tổ chức này được thành lập năm 1898 ở Pháp do sáng kiến của nhà văn

Pháp Tơrariơ nhân vụ nhà cầm quyền Pháp xử phạt nhà văn êmin Dôla. Tr.328.

56. Tác giả muốn nói về Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794), cuộc cách mạng đã xoá bỏ chế độ

phong kiến chuyên chế, mở đường cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở Pháp và một số nước khác ở

châu Âu.

Ngày 14-7-1789, quần chúng nhân dân Pari đã nổi dậy khởi nghĩa, chiếm ngục Baxti, nơi tượng

trưng cho chế độ chuyên chế độc tài. Sự kiện đó đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến ở Pháp.

Sau những cuộc đấu tranh quyết liệt trong nội bộ giai cấp thống trị, Hội nghị

Quốc ước (Quốc hội) đã được bầu ra và phái Giacôbanh do M.Rôbexpie đứng đầu được sự

ủng hộ của nhân dân đã lên nắm chính quyền (tháng 6-1793), nền chuyên chế dân chủ cách

mạng được thiết lập. Đây là thời kỳ phát triển cao nhất của cách mạng.Tr.330.

57. Đây là nói cuộc hành hình những người lính khố đỏ tham gia vụ đầu độc binh

lính Pháp ở Hà Nội, tháng 6-1908. Một số sĩ phu yêu nước cùng với nghĩa quân Hoàng Hoa

Thám đã liên lạc với những người lính Việt Nam yêu nước trong quân đội Pháp, chủ

trương đánh úp Hà Nội. Theo kế hoạch, đến bữa ăn tối ngày 27-6-1908, những người đầu

bếp bỏ thuốc độc vào thức ăn để giết quan quân Pháp, sau đó binh sĩ sẽ cướp kho vũ

khí, đánh chiếm các công sở, phối hợp với nghĩa quân Hoàng Hoa Thám từ ngoài đánh vào

Hà Nội.

Kết quả là nhiều binh lính Pháp đã bị ngộ độc; nhưng kế hoạch bại lộ, thực dân Pháp tàn sát dã

man những người tham gia vụ đầu độc này. Một số người bị chém và bêu đầu trên các đường phố lớn ở

Hà Nội. Tr.354.

58. Những cuộc biểu tình năm 1907: Phong trào cải cách bằng con đường hoà bình diễn ra sôi

nổi khắp 3 kỳ trong năm 1907. Trung tâm của phong trào là các đô thị, nhất là Hà Nội. Những người

cầm đầu phong trào này đều là các sĩ phu tiến bộ. Nội dung của phong trào chủ yếu là mở trường học,

truyền bá tư tưởng mới, cổ động bỏ hủ tục và lồng vào đó là tư tưởng yêu nước, chống Pháp.

Tiêu biểu cho phong trào là Đông kinh nghĩa thục (từ tháng 3 đến tháng 11-1907)

đứng đầu là Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.