HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 483

Trong gần 20 năm tồn tại, Trường đại học phương Đông đã đào tạo cho các nước phương Đông

hàng ngàn cán bộ, trong đó có những người về sau trở thành cán bộ lãnh đạo có uy tín của các đảng

cộng sản ở các nước.

Sau khi về hoạt động ở Quảng Châu (Trung Quốc), Nguyễn ái Quốc đã lựa chọn và cử nhiều cán

bộ Việt Nam và một số nước khác ở châu á sang học tại Trường đại học phương Đông. Tr.263.

46. Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản : Đại hội họp từ ngày 17-6 đến ngày 8-7-1924 tại

Mátxcơva. Đại hội đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm về đấu tranh giai cấp từ năm 1918 đến

năm 1923 và đề ra chủ trương tăng cường công tác xây dựng các đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào

đấu tranh thực hiện những mục tiêu lâu dài của cách mạng và quyền lợi hằng ngày của quần chúng. Đại

hội cũng chỉ rõ phương hướng, nhiệm vụ của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế là phải đấu

tranh chống chủ nghĩa cải lương, cơ hội, chống những phần tử phái hữu và trốtxkít.

Nguyễn ái Quốc đã tham dự Đại hội và đã ba lần phát biểu ý kiến về vấn đề dân tộc và thuộc địa

và những vấn đề khác. Tr.273.

47. Đại hội Liông : Đại hội lần thứ III Đảng Cộng sản Pháp họp ở Liông (Pháp) tháng 1-1924.

Vấn đề chủ yếu của Đại hội là đấu tranh để củng cố Đảng về mặt tổ chức và tư tưởng. Tr.279.

48. Những sự kiện xảy ra năm 1917: Trong Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nga hoàng đã phái

quân lính sang chiến đấu chống quân Đức ở mặt trận Pháp. Năm 1917, những binh lính này không chịu

chiến đấu vì lợi ích của bọn tư bản, đã lập Xôviết và đòi trở về nước. Chính phủ Pháp sợ tư tưởng cách

mạng của binh lính Nga lan sang quân đội Pháp, đã dồn họ vào trại tập trung có chăng dây thép gai, và

cho quân lính thuộc địa canh giữ. Tr.280.

49. Tổng Liên đoàn lao động thống nhất : Một tổ chức liên hiệp các công đoàn Pháp tồn tại từ

năm 1922 đến năm 1936, do các công đoàn cách mạng lập nên. Tổng Liên đoàn lao động thống nhất

kiên quyết chủ trương khôi phục sự thống nhất của công đoàn, bảo vệ lợi ích thiết thân của giai cấp vô

sản và đã cùng với Đảng Cộng sản Pháp tham gia đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.

Tr.281.

50. Quốc dân đảng: Tổ chức chính trị ở Trung Quốc, do Tôn Trung Sơn sáng lập năm 1905, ban

đầu là Trung Quốc cách mạng đồng minh hội; sau Cách mạng Tân Hợi (1911), cải tổ thành Quốc dân

đảng. Thời gian đầu, Quốc dân đảng là một tổ chức cách mạng. Năm 1927, người kế tục sự nghiệp của

Tôn Trung Sơn là Tưởng Giới Thạch gây chính biến phản cách mạng, đàn áp những người cộng sản,

dẫn đến cuộc nội chiến lần thứ nhất ở Trung Quốc. Năm 1937, trước sự xâm lược của phát xít Nhật,

Quốc dân đảng buộc phải hợp tác với Đảng Cộng sản Trung Quốc đấu tranh chống kẻ thù chung. Năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.