HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 481

39. Quốc tế Amxtécđam (Quốc tế của các công đoàn vàng) : Một tổ chức do các công đoàn cải

lương chủ nghĩa của một số nước thành lập tại hội nghị ở Amxtécđam (Hà Lan) họp từ 26-7 đến 2-8-

1919. Toàn bộ hoạt động của tổ chức này gắn liền với chính sách của các đảng cơ hội chủ nghĩa thuộc

Quốc tế thứ hai. Quốc tế Amxtécđam chủ trương hợp tác giai cấp giữa vô sản với tư sản và bác bỏ các

hình thức đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân, khai trừ ra khỏi tổ chức của mình những công

đoàn tả, cự tuyệt mọi đề nghị của Quốc tế Công hội đỏ về việc cùng nhau đấu tranh chống sự tấn công

của bọn tư bản, chống nguy cơ chiến tranh, chống thế lực phản động và chủ nghĩa phát xít, về việc

thành lập một khối thống nhất các công đoàn thế giới. Các thủ lĩnh Quốc tế Amxtécđam ủng hộ chính

sách thù địch với Liên Xô.

Sau khi Quốc tế Công hội đỏ ra đời (tháng 7-1921), ảnh hưởng của Quốc tế

Amxtécđam trong phong trào công nhân dần dần bị đẩy lùi. Nó hoàn toàn ngừng hoạt động

trong thời gian xảy ra Chiến tranh thế giới thứ hai. Tr.219.

40. Tổ chức liên hiệp quốc tế của các công đoàn cách mạng, được thành lập ngày 3-

7-1921, tồn tại đến cuối năm 1937. Nó liên kết các trung tâm công đoàn không gia nhập

tổ chức công đoàn cải lương là Quốc tế Amxtécđam, và liên kết các nhóm, các khuynh

hướng đối lập tiến bộ trong nội bộ các tổ chức công đoàn cải lương ở các nước. Quốc tế

Công hội đỏ đấu tranh để thiết lập sự thống nhất trong phong trào công đoàn trên cơ sở

đấu tranh cách mạng nhằm bảo vệ những yêu sách của giai cấp công nhân, chống nguy cơ

chiến tranh đế quốc, và đoàn kết với giai cấp công nhân nước Nga Xôviết.

Tại phiên họp 15, ngày 21-7-1924, Đại hội lần thứ III Quốc tế Công hội đỏ, với tư cách là đại

biểu Đông Dương, Nguyễn ái Quốc đã đọc tham luận. Tr.290.

41. Thổ Nhĩ Kỳ: Một nước nằm ở phía Tây châu á, có vị trí quan trọng nối liền ba châu, lại giáp

liền 3 vùng biển là Địa Trung Hải, Egiê và Hắc Hải. Trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Thổ Nhĩ

Kỳ đứng về phía Đức bị thất bại. Các đế quốc giành lại những vùng đất phụ thuộc Thổ Nhĩ Kỳ và xâu

xé ngay chính nước Thổ Nhĩ Kỳ (Hiệp ước Xevơrơ tháng 8-1920). Sự kiện đó làm bùng lên cuộc đấu

tranh mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ đòi thành lập nhà nước cộng hoà thống

nhất. Tháng 11 năm 1922, Kêman, thủ lĩnh đảng của giai cấp tư sản "Thổ Nhĩ Kỳ trẻ", đã thủ tiêu chế

độ phong kiến; tháng 10-1923, tuyên bố thành lập nước Cộng hoà; tháng 4-1924, ban hành hiến pháp tư

sản. Đối với giai cấp tư sản, cuộc cách mạng được coi như đã hoàn thành. Nhưng quần chúng nhân dân

lao động là lực lượng góp phần quyết định thắng lợi của cách mạng thì không được quyền lợi gì.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.