Phong trào đấu tranh của công nhân Thổ Nhĩ Kỳ đã phát triển mạnh mẽ ngay từ sau Chiến tranh
thế giới thứ nhất. Tháng 9-1920, Đảng Cộng sản Thổ Nhĩ Kỳ thành lập, lãnh đạo cuộc đấu tranh. Trong
nửa đầu những năm 20, phong trào bãi công lan rộng và rất rầm rộ, có nơi cuộc bãi công thu hút tới 50
vạn người tham gia. Tháng 11-1923, Đại hội công nhân ở Côngxtăngtinốp thành lập Liên minh công
nhân Thổ Nhĩ Kỳ, đoàn kết đông đảo công nhân trong nước. Nhưng Chính phủ Kêman hạ lệnh cấm các
hội công nhân hoạt động và đàn áp họ. Tr.224.
42. Hiệp ước Xevơrơ: Hiệp ước ký kết giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Đồng minh ngày 10-8-1920
tại Xevơrơ (Pháp), chia cắt đất Thổ Nhĩ Kỳ ra làm nhiều nước và lập chế độ nửa thuộc địa ở đó. Nhân
dân Thổ Nhĩ Kỳ nổi dậy đấu tranh chống lại hiệp ước này để bảo vệ độc lập dân tộc. Thổ Nhĩ Kỳ chiến
thắng, buộc các nước đế quốc phải triệu tập Hội nghị Lôdannơ để xoá bỏ hiệp ước Xevơrơ. Tr.224.
43. Hoà ước Lôdannơ: Bản hoà ước được ký kết trong Hội nghị giữa các nước Đồng minh và
Thổ Nhĩ Kỳ họp ở thành phố Lôdannơ, thuộc Thuỵ Sĩ (1922-1923). Bản hoà ước quy định chế độ sử
dụng các eo biển Đácđanen, chế độ, quyền lợi của những người theo đạo Kitô trên đất Hồi giáo và xét
lại Hiệp ước Xevơrơ. Tr.225.
44. Hội nghị Oasinhtơn: Hội nghị về việc hạn chế hải quân và các vấn đề thuộc Thái Bình
Dương và Viễn Đông họp từ 12-11-1921 đến 6-2-1922 tại Oasinhtơn (Mỹ) có Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, ý,
Trung Quốc, Bỉ, Hà Lan, Bồ Đào Nha tham gia.
Mục đích của Hội nghị là nhằm chia lại thuộc địa và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước đế quốc
sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, cướp bóc, nô dịch các nước thuộc địa và chống lại nước Nga Xôviết.
Các giới cầm quyền Mỹ là kẻ khởi xướng của Hội nghị. Thông qua Hội nghị, Mỹ đã làm cho
Anh phải từ bỏ quyền thống trị trên mặt biển, làm cho liên minh Anh - Nhật phải bị thủ tiêu, Nhật chấm
dứt độc quyền kiểm soát Trung Quốc, tạo điều kiện cho tư bản Mỹ nô dịch Trung Quốc. Tr.247.
45. Trường đại học cộng sản phương Đông (tên gọi tắt của Trường đại học cộng sản của những
người lao động phương Đông): Trường thành lập tại Mátxcơva (Liên Xô) năm 1921, theo quyết định
của Quốc tế Cộng sản, để đào tạo cán bộ cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
Tại đây, các học viên được trang bị những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -
Lênin, phương pháp tổ chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh cách mạng. Trong thời gian
học tập, học viên phải nắm vững các môn quan trọng như chủ nghĩa duy vật biện chứng,
chủ nghĩa duy vật lịch sử, kinh tế chính trị, lịch sử phong trào công nhân quốc tế, lý
luận về cách mạng giải phóng dân tộc, v.v..