và Bộ trưởng Bộ Tài chính năm 1925, sau làm Chủ tịch Uỷ ban Tài chính của Thượng nghị viện
đến năm 1940.
CANH, Sáclơ (1500-1558): Hoàng đế Tây Ban Nha, có tham vọng làm bá chủ thế giới, đã gây nhiều
cuộc chiến tranh với Pháp, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Tuynidi, Angiêri, v.v..
CARAKHAN, Lép Mikhailôvích (1889-1937): Nhà hoạt động ngoại giao Xôviết, Uỷ viên Trung ương
Đảng Cộng sản Liên Xô. Hoạt động cách mạng từ năm 1904; tham gia Cách mạng Tháng Mười
năm 1917. Thư ký Đoàn đại biểu Xôviết tại cuộc đàm phán hoà bình ở Brét. Trong những năm
1918-1920 và 1927-1934, là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Từ 1923-1926, Đại sứ Liên Xô tại Trung
Quốc; từ 1937, Đại sứ Liên Xô tại Thổ Nhĩ Kỳ.
CASANH, Mácxen (1869-1958): Nhà hoạt động xuất sắc của phong trào công nhân Pháp và
quốc tế. Từ năm 1912 đến 1918, biên tập viên báo L'Humanité , cơ quan trung ương
của Đảng Xã hội Pháp và năm 1918 làm chủ bút tờ báo đó. Casanh là một trong những
người tích cực ủng hộ và giúp đỡ Nguyễn ái Quốc trong thời gian hoạt động ở Pháp.
Năm 1920, với tư cách là đại biểu của Đảng Xã hội Pháp, Casanh tham gia Đại hội
lần thứ II Quốc tế Cộng sản từ năm 1924 đến năm 1943, Uỷ viên Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản.
Từ năm 1921, Casanh liên tục được bầu làm Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương
và Uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Pháp.
Năm 1957, Casanh được Đảng và Nhà nước Liên Xô tặng Huân chương Lênin.
CLÊMĂNGXÔ, Gióocgiơ Bănggia (1841-1929): Vốn là thầy thuốc, tham gia hoạt động chính trị sau
ngày đế chế thứ hai sụp đổ (4-9-1870), nghị sĩ cấp tiến trong Quốc hội, thuộc phái cực tả, dựa vào
những cuộc lật đổ nhiều bộ trưởng và làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ (1906-1909). Clêmăngxô chủ
trương ra báo L'Homme libre (1913), đầu Chiến tranh thế giới thứ nhất là báo L'Homme enchainé,
tố cáo chế độ kiểm duyệt. Năm 1920, bị thất bại trong tranh cử tổng thống, Clêmăngxô ra nước
ngoài và viết sách.
COóCĐIE, Hăngri (1840-1925): Nhà Đông phương học người Pháp, tác giả của nhiều cuốn sách về
phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc.
CÔNGXTĂNGTANH I (1868-1923): Vua Hy Lạp; nối ngôi vua cha là Gioócgiơ I năm 1913. Năm
1917, bị bắt đi đày, sau trở về lên ngôi năm 1920 và thoái vị năm 1922.