HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 492

Đề THáM tức Hoàng Hoa Thám (1862-1913): Người lãnh đạo phong trào khởi nghĩa nông dân ở Yên

Thế (Hà Bắc), một phong trào đấu tranh yêu nước quyết liệt và bền bỉ của nông dân Việt Nam; bị

tay sai thực dân Pháp ám hại năm 1913.

ĐộI VĂN: Một trong những người chỉ huy cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy (1885-1889) thuộc tỉnh Hưng Yên

cũ, do Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo. Năm 1889, bị khủng bố, Đội Văn trá hàng, được Pháp cấp

cho 500 quân để đánh lại nghĩa quân. Đội Văn mang toàn bộ quân lính và vũ khí gia nhập nghĩa

quân Hoàng Hoa Thám đánh lại quân Pháp.

ĐƠ VALƠRA, Imơn (1882-1975): Nhà yêu nước Aixlen, thủ lĩnh cuộc nổi dậy của những

người tình nguyện Aixlen năm 1916, lãnh tụ Đảng Xin Pêin năm 1918. Ông hai lần làm

Thủ tướng Aixơlen và quyết định Aixơlen đứng trung lập trong Chiến tranh thế giới

thứ hai. Năm 1959, là Tổng thống và năm 1966, được bầu lại làm Tổng thống nước

Cộng hoà Aixơlen.

ĐUME, Pôn (1857-1932): Nghị sĩ Quốc hội Pháp (phái cấp tiến) năm 1888, 1895; Bộ trưởng Bộ Tài

chính năm 1895-1896, 1921-1922; Toàn quyền Đông Dương năm 1896-1902; Chủ tịch Thượng

viện năm 1927; Tổng thống năm 1931; tác giả cuốn sách Indochine - Francaise. Bị ám sát năm

1932.

G

GáCNIÊ, Phrăngxi (1839-1873): Sĩ quan hải quân Pháp tham gia đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất, bị

quân ta giết chết ở gần Cầu Giấy (Hà Nội) năm 1873.

GĂNGĐI, Môhanđát, Karamsan (1869-1948): Nhà triết học, nhà văn, nhà hoạt động nổi tiếng của

phong trào giải phóng dân tộc ấn Độ. Để chống lại thực dân Anh, giành độc lập dân tộc, Găngđi

chủ trương không dùng bạo lực và không coi bạo lực là phương thức đấu tranh chính trị. Trong

phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở ấn Độ (1919-1922), Găngđi trở thành lãnh tụ của Đảng

Quốc đại và giữ vai trò quan trọng trong việc biến Đảng này thành một tổ chức quần chúng chống

đế quốc. Học thuyết đề kháng tiêu cực của Găngđi trở thành tư tưởng chính của Đảng Quốc đại

trong cuộc đấu tranh cho nền độc lập ấn Độ. Năm 1946, Găngđi tuyên bố không nhất thiết chỉ dùng

phương pháp đấu tranh không bạo lực. Găngđi có ảnh hưởng và uy tín lớn ở ấn Độ. Nhân dân ấn

Độ suy tôn là Mahátma nghĩa là "Tâm hồn vĩ đại". Năm 1948, bị bọn phản động ám sát.

GHINBÔ, Hăngri (1885-1938): Người Pháp; năm 1916, tham gia hội nghị Kientan. Đầu những năm 20

là phóng viên báo L'Humanité ở Đức. Sau chuyển sang phái tơrốtxkít, tiếp tục làm báo.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.