HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 497

xâm lược. Vì thế yếu, cuộc kháng chiến của nhân dân ta bị thất bại. Lý Bôn phải lui về vùng Vĩnh

Phú và mất tại đây.

M

MáC, Các (1818-1883): Lãnh tụ của giai cấp vô sản thế giới, nhà tư tưởng vĩ đại, người sáng lập chủ

nghĩa cộng sản khoa học. Mác là người sáng tạo ra lý luận cách mạng vô sản. Từ sự phân tích sứ

mệnh lịch sử của giai cấp vô sản, Mác đã đề ra học thuyết về chuyên chính vô sản là công cụ của

bước quá độ cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội. Từ sự phân tích xã hội tư bản,

Mác đề ra học thuyết về giá trị thặng dư.

Mác không chỉ là nhà lý luận thiên tài mà trước hết Mác là nhà cách

mạng vĩ đại. Năm 1847, Mác và Ăngghen gia nhập Liên minh những người cộng

sản. Năm 1864, Mác sáng lập và là linh hồn của Quốc tế thứ nhất, Mác đã đấu

tranh chống các thứ chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân, chống bọn

vô chính phủ và định ra sách lược cách mạng cho cuộc đấu tranh của giai cấp

công nhân.

MáCĐÔNAN, Giêm Ramxây (1866-1937): Người lãnh đạo Đảng Công nhân độc lập Anh và Công

đảng Anh; ủng hộ chính sách hợp tác giai cấp và cái gọi là "chủ nghĩa xã hội nhập dần vào chủ

nghĩa tư bản". Năm 1924 và 1929-1935 làm Thủ tướng. Mácđônan đã ra sức bảo vệ lập trường của

chủ nghĩa đế quốc Anh và đã gieo rắc những ảo tưởng cải lương chủ nghĩa trong phong trào công

nhân Anh.

MANĐENXTAM, Ôxíp (1891-1938): Sinh trong một gia đình thương gia Nga. Làm thơ từ trẻ; năm

1909, có thơ in trên báo lần đầu tiên. Sau Cách mạng Tháng Mười, tham gia các cơ quan tuyên

truyền văn hoá; sáng tác nhiều thể loại, nghiên cứu văn học và viết báo.

Manđenxtam gặp Nguyễn ái Quốc để phỏng vấn tháng 12-1923 và viết bài đăng

trên báo Ogoniok.

MạNH Tử (372-289): Tên Kha, quan đại thần thời Chiến quốc (Trung Quốc). Ông có tài hùng biện, đã

đi khắp đất nước Trung Hoa tuyên truyền, phát triển triết lý của Khổng Tử lên thành Quốc giáo.

Ông có câu nói nổi tiếng: "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh" (Lợi ích của dân trước hết,

sau đó đến lợi ích của nhà nước, lợi ích của vua không đáng kể).

MANUINXKI, Đimitri Dakhailôvích (1883-1959): Đảng viên Đảng Công nhân dân chủ - xã hội

Nga cuối năm 1903. Sau đó bị bắt, bị đi đày, rồi vượt ngục, sống lưu vong và gặp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.