Lênin ở Pari. Năm 1912, bí mật trở về Nga. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công,
Lênin cử Manuinxki ra mặt trận làm Chính uỷ "đỏ" rồi làm Thứ trưởng Bộ Lương thực,
Hội trưởng Chữ thập đỏ. Năm 1921, được cử làm Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản
Ucraina. Từ năm 1922, chuyển sang công tác ở Quốc tế Cộng sản. Năm 1924, là Uỷ
viên Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản, năm 1928, là Bí thư Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản. Ba mươi năm liền là Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô.
MARĂNG, Rơnê (1887-1960): Nhà văn Pháp, người gốc Guyan (thuộc địa của Pháp ở châu Mỹ
Latinh). Đầu những năm 20, Marăng có tư tưởng tiến bộ, phê phán chính sách phản động của chính
quyền thực dân đối với các nước thuộc địa. Bị thực dân Pháp gây áp lực, Marăng từ bỏ quan điểm
tiến bộ, quay lại phục vụ lợi ích của chủ nghĩa đế quốc. Tác phẩm Batuala xuất bản lần đầu năm
1921, được Nguyễn ái Quốc đánh giá cao. Sau khi Marăng đi vào con đường thoái hoá, Nguyễn ái
Quốc nhiều lần nhắc tới Marăng với thái độ phê phán.
MĂNGGIANH, Sáclơ (1866-1925) : Tướng Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường võ bị Xanh Xia,
Mănggianh làm việc nhiều năm ở các nước châu Phi đen, ở Bắc Kỳ (1901-1904), làm phó Cao uỷ
Pháp ở Marốc năm 1912. Trong những năm ở các thuộc địa của Pháp, Mănggianh chủ trương đàn
áp tàn bạo các cuộc nổi dậy của người bản xứ vì giải phóng dân tộc, chống chủ nghĩa thực dân.
Mănggianh làm Tổng thanh tra quân đội Pháp ở các thuộc địa và Uỷ viên
Hội đồng Quốc phòng nước Pháp đầu những năm 20.
MéCLANH, Mácxian Hăngri (1860-?): Tham gia quân đội năm 1880-1885. Làm viên chức ở nhiều
thuộc địa của Pháp (Tahiti, Cônggô, Guađơlúp, Tây Phi, châu Phi xích đạo, Mađagátxca) và Toàn
quyền Đông Dương năm 1923-1925.
MÊRICH, Víchto Xêlextanh (1876-1933): Nhà báo Pháp, đảng viên Đảng Xã hội; đại biểu của quận
Xen tại Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội ở Tua, bỏ phiếu cho Quốc tế thứ ba được bầu vào Ban
lãnh đạo của Đảng Cộng sản năm 1920-1921 và Hội đồng quản trị báo L'Humanité. Năm 1923, bị
khai trừ khỏi Đảng Cộng sản.
MÔNGTEXKIƠ, Sáclơ Lu-i (1689-1755): Nhà xã hội học tư sản lỗi lạc của Pháp, nhà kinh
tế và nhà văn... Đại diện của phái Khai sáng thế kỷ XVIII, nhà lý luận của chủ
nghĩa quân chủ lập hiến.
MUXTAPHA (1881-1938): Còn có tên Kêman Atatuyếch, nghĩa là "Cha của người Thổ Nhĩ Kỳ". Học
trường quân sự Xalôních. Năm 1905, tốt nghiệp Viện Hàn lâm quân sự với quân hàm đại uý. Năm
1915, là tư lệnh binh đoàn thứ 7 quân Palextin, đánh thắng liên quân Anh - Pháp ở quần đảo