dân Pháp lập ra, làm Bộ trưởng Bộ Tư pháp rồi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tư pháp, sau
đó làm Đại sứ của chính quyền Sài Gòn ở Anh năm 1952-1954.
P
PASA, Ăngve (1882-1922): Chỉ huy quân Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng Cápcadơ năm 1914 và bảo vệ eo biển
Đácđanen năm 1915-1916; có tư tưởng thống nhất người Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung á và ốttôman. Nhiều
lần đến Mátxcơva, muốn liên kết những người bônsêvích theo lập trường dân tộc. Được nhà nước
Nga Xôviết giúp đỡ, Pasa đánh thắng kẻ thù được đế quốc Anh ủng hộ. Tháng 10-1921, Pasa
chống lại Hồng quân và chính quyền Xôviết bị tử vong.
PAXTƠ, Lu-i (1822-1895): Nhà hoá học và nhà sinh vật học lỗi lạc của nước Pháp và của loài người.
Sau nhiều năm nghiên cứu, Paxtơ khám phá nhiều bí ẩn trong việc lên men; những kết quả tìm tòi
khoa học của Paxtơ về các bệnh truyền nhiễm và môn vi trùng học, làm đảo lộn ngành y học và
giải phẫu học. Paxtơ còn nghiên cứu thành công những bệnh của con tằm và gà, phát minh ra thuốc
tiêm phòng và chống nọc độc của chó dại. Từ 1888, ở Pháp thành lập Viện Paxtơ, trung tâm nghiên
cứu vi trùng học.
PÊTƠRốP, Racônnicốp Phêđo: Người Nga; đảng viên Đảng Cộng sản (b); Đại biểu dự Đại hội lần thứ
V Quốc tế Cộng sản, được Đại hội bầu là Uỷ viên dự khuyết Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản
năm 1924; tham dự nhiều phiên họp mở rộng của hội nghị Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế
Cộng sản năm 1925-1927. Hội nghị mở rộng lần thứ 4 của Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế
cộng sản năm 1924 quyết định cử Pêtơrốp tham gia Ban phương Đông. Hội nghị mở rộng lần thứ
6, năm 1926, Đoàn Chủ tịch Ban Chấp hành Quốc tế Cộng sản cử Pêtơrốp vào Ban Bí thư của
Quốc tế Cộng sản kiêm Tổng thư ký Ban phương Đông.
PHALIE, ácmăng (1841-1931): Đại biểu phái Cộng hoà trong Quốc hội Pháp (1876), Chủ tịch Quốc
hội (1883), nhiều lần làm Bộ trưởng (1882-1892), Chủ tịch Thượng viện (1889), Tổng thống
(1906-1913).
PHAN BộI CHÂU (1867-1940): Nhà yêu nước, quê ở Nam Đàn, Nghệ An; người khởi xướng chủ
trương Đông du; năm 1905, lập Duy tân hội theo kiểu quân chủ lập hiến; năm 1912, lập Việt Nam
quang phục hội, theo đường lối quân chủ tư sản thay thế Hội Duy tân; năm 1924, cải tổ Việt Nam
quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng; tháng 12-1924, sau khi tiếp xúc với Nguyễn ái
Quốc, Phan Bội Châu chủ trương chuyển hoạt động theo đường lối cách mạng mới. Nhưng bị địch