bắt nên chủ trương không thành. Năm 1925, bị toà án thực dân xử tử hình sau hạ xuống chung thân
rồi giam lỏng ở Huế.
Trong thời gian ở Huế, Phan Bội Châu thường nhắc đến Nguyễn ái Quốc và
bày tỏ lòng tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội trong cuốn sách Chủ nghĩa xã hội
do ông viết năm 1935.
PHAN CHÂU TRINH (1872-1926): Nhà yêu nước, quê tỉnh Quảng Nam (nay là Quảng Nam - Đà
Nẵng), đỗ phó bảng năm 1901. Năm 1903, làm Thừa biện Bộ Lễ. Năm 1905, cáo quan về quê hoạt
động chính trị. Năm 1906, sau chuyến đi Nhật về, Phan Châu Trinh ra sức tuyên truyền chủ trương
cải cách và trở thành một trong những người cầm đầu xu hướng cải lương ở nước ta đầu thế kỷ
XX. Năm 1908, khi phong trào chống thuế của nông dân Trung Kỳ bị đàn áp, Phan Châu Trinh bị
thực dân Pháp bắt đày ra Côn Đảo; năm 1911, nhờ có Liên minh nhân quyền Pháp can thiệp, được
trả tự do và sang cư trú tại Pháp. Năm 1925, về nước và mất tại Sài Gòn năm 1926.
PHAN ĐìNH PHùNG (1847-1895): Một sĩ phu yêu nước nổi tiếng cuối thế kỷ XIX; nhiệt liệt hưởng
ứng phong trào Cần Vương của vua Hàm Nghi năm 1885, tổ chức khởi nghĩa chống thực dân
Pháp, lập căn cứ ở vùng rừng núi Hương Sơn - Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh. Phan Đình Phùng đã
vượt nhiều gian khổ, duy trì cuộc chiến đấu gần 10 năm; bị thương trong một trận đánh rồi lâm
bệnh mất ngày 28-12-1895.
PHAN VĂN TRƯờNG (1876-1933): Sinh trong một gia đình yêu nước, quê huyện Từ Liêm, Hà Nội;
sang Pháp năm 1908, vừa làm việc, vừa tiếp tục học thêm. Năm 1914, bị bắt đi lính; vì nghi hoạt
động chống Pháp nên bị tù 11 tháng. Sau ra khỏi tù (trắng án), nhưng đến năm 1919 mới được giải
ngũ. Phan Văn Trường hoàn thành luận án tiến sĩ luật và làm luật sư ở Toà thượng thẩm Pari. Năm
1923, về nước; năm 1925, thay Nguyễn An Ninh làm giám đốc chính trị báo La Cloche fêlée xuất
bản ở Sài Gòn, cho đăng toàn văn Tuyên ngôn của Đảng cộng sản của Mác và Ăngghen; đăng lại
nhiều bài của các nhà hoạt động cộng sản Pháp đã xuất bản ở Pháp. Phan Văn Trường có cảm tình
với Nguyễn ái Quốc từ khi mới đến Pháp và cùng hoạt động yêu nước chống thực dân ở Pari; ủng
hộ Cách mạng Tháng Mười Nga, tán thành đường lối của Quốc tế Cộng sản và kiên quyết đấu
tranh chống chủ nghĩa thực dân Pháp trên lập trường tiến bộ. Tháng 5-1926, báo La Cloche fêlée
đổi tên là L'Annam, vẫn do Phan Văn Trường làm giám đốc một thời gian, tiếp tục tôn chỉ và mục
đích của tờ báo trước.
PHRĂNGXƠ, Anatôn (1844-1924): Nhà văn Pháp, giải thưởng Nôben về văn học năm 1921. Năm
1921 tham gia Đảng Cộng sản Pháp. Tác giả của nhiều tiểu thuyết nổi tiếng. Các tác phẩm của