RúTXÔ, Giăng Giắc (1712-1778): Nhà văn, nhà triết học Pháp nổi tiếng. Rútxô bài xích giáo hội và
cho rằng nguyên nhân của sự không công bằng trong xã hội là chế độ tư hữu lớn, từ đó nảy sinh
mâu thuẫn trong xã hội. Rútxô đề cao dân chủ tư sản, tính nhân đạo và lý tưởng hoá xã hội cộng
sản nguyên thuỷ.
S
SáCLƠ I (1600-1649): Vua Anh từ năm 1625; người triệt để đấu tranh để duy trì chế độ phong kiến.
Trong Cách mạng tư sản Anh, Sáclơ I bị hạ bệ và đưa ra xét xử với mức án tử hình cho một hoàng
đế bạo chúa, kẻ thù của nhân dân.
SếCHXPIA, Uyliam (1564-1616): Nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch vĩ đại của nước Anh thời
đại Phục hưng; tác giả của nhiều vở hài kịch: Uổng sức yêu đương (1591), Giấc mộng
đêm hè (1594), Chàng thương gia thành Vơnidơ (1594) ... và của nhiều vở bi kịch:
Rômêô và Giuyliét (1594-1595), Hămlét (1601), Ôtenlô (1604), Vua Lia (1607)...
SƠVALIÊ, Ôguyxtơ (1873-1956): Nhà du lịch và thực vật học Pháp; đi nhiều nước châu
Phi, nghiên cứu về địa lý, thực vật. Sơvaliê đã đến Đông Dương và để lại một số
công trình khoa học có giá trị.
T
THàNH THáI (1879-1954): Tức Nguyễn Bửu Lân, vua thứ 10 nhà Nguyễn năm 1889-1907. Thành
Thái là người yêu nước và có tinh thần dân tộc. Năm 1907, Thành Thái bị thực dân
Pháp đày sang đảo Rêuyniông (châu Phi). Năm 1947, được đưa về miền Nam nhưng phải
sống tại Sài Gòn; mất ngày 24-3-1954.
THUấN: Một ông vua mang nhiều tính huyền thoại trong lịch sử Trung Quốc thời mạt kỳ
Công xã thị tộc, là người có công tìm ra cách cân, đo thống nhất. Sau nhường ngôi
cho ông Vũ, một thượng thư tài ba, đức độ chứ không truyền lại cho con.
TILắC, Bai Gănggađa (1856-1920): Một trong những lãnh tụ phong trào dân tộc ấn Độ hình
thành từ cuối thế kỷ XIX, tập hợp những phần tử tiểu tư sản và trí thức nghèo, chủ
trương đấu tranh không thoả hiệp với thực dân Anh. Do thiếu lý luận và không liên
hệ với phong trào quần chúng nên đã đi vào hoạt động vô chính phủ, khủng bố cá
nhân, thậm chí sử dụng cả những hình thức tôn giáo phản động làm lợi khí tuyên