truyền nên dần dần phong trào bị thoái hoá. Tilắc còn là một nhà văn và viết nhiều
tác phẩm bình luận về tôn giáo.
TÔN DậT TIÊN (1866-1925): Tức Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc, người
lãnh đạo Cách mạng Tân Hợi (1911) lật đổ triều đại phong kiến Mãn Thanh; sáng lập thuyết Tam
dân và tổ chức Trung Quốc cách mạng đồng minh hội (sau cải tổ thành Quốc dân đảng). Năm
1912, được bầu làm Tổng thống lâm thời Trung Hoa dân quốc, sau đó từ chức. Năm 1916, tổ chức
Chính phủ Quảng Đông, được cử làm Đại Nguyên soái. Tôn Trung Sơn chủ trương đoàn kết với
nước Nga Xôviết, Đảng Cộng sản, quần chúng nông dân, công nhân và xoá bỏ các hiệp ước bất
bình đẳng với nước ngoài.
TốNG DUY TÂN (1838-1892): Một sĩ phu yêu nước đã tích cực hưởng ứng phong trào Cần vương của
vua Hàm Nghi (1885), cùng với nhiều văn thân, sĩ phu giương cao cờ khởi nghĩa ở vùng núi Hồng
Lĩnh, Thanh Hóa (1885-1892), và trở thành thủ lĩnh chính của phong trào. Tháng 9-1892, bị địch
vây bắt và xử tử ngày 5-10-1892.
TƠRANH, Anbe Êđua (1889-1971): Người Pháp, đại biểu dự Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã
hội Pháp ở Tua, được bầu làm Uỷ viên chính thức Ban lãnh đạo của Đảng theo Quốc tế
thứ ba, Uỷ viên Trung ương Đảng Cộng sản Pháp năm 1925-1926, Uỷ viên Bộ Chính trị
Trung ương Đảng năm 1923-1924. Năm 1928, bị khai trừ khỏi Đảng Cộng sản. Năm 1934,
tham gia Đảng Xã hội.
TRầN Đế QUỹ (tức Trần Quỹ hay Trần Ngỗi): Người đã cùng Trần Quý Khoáng nối tiếp nhau lãnh đạo
kháng chiến chống quân Minh năm 1407-1414, cả hai bị bắt. Trần Ngỗi bị giết và Trần Quý
Khoáng nhảy xuống sông tự tử.
TRầN NHÂN TÔNG (1258-1308). Tên là Khâm, vua nhà Trần từ năm 1278; người hai lần trực tiếp
lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông; sau nhường ngôi cho con và tu tại
núi Yên Tử; sáng lập ra thiền phái Trúc Lâm. Trần Nhân Tông còn là nhà thơ xuất sắc.
TRầN QUý CáP (1870-1908): Quê ở Quảng Nam (nay là Quảng Nam - Đà Nẵng), đỗ tiến sĩ, ham thích
tìm hiểu những tư tưởng tiến bộ của Tây Âu. Trần Quý Cáp thường đi vào quần chúng diễn thuyết,
vận động cải cách xã hội, tuyên truyền tinh thần yêu nước. Năm 1908, bị Pháp đưa vào Khánh Hoà
làm giáo thụ để cắt đứt quan hệ với phong trào chống thuế ở Quảng Nam. Do những tư tưởng và
hoạt động tiến bộ của Trần Quý Cáp, thực dân Pháp ghép vào tội "phản nghịch", xử tử ngày 5-5-
1908.