VAYĂNG CUTUYARIÊ, Pôn (1892-1937): Một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp;
nguyên nghị sĩ Quốc hội Pháp, cựu Chủ nhiệm báo L'Humanité; là người giới thiệu Nguyễn ái
Quốc vào Đảng Xã hội Pháp (1919). Tại Đại hội Tua năm 1920, là một trong những người đấu
tranh bảo vệ chủ trương Đảng Xã hội Pháp gia nhập Quốc tế Cộng sản và ủng hộ bài phát biểu của
Nguyễn ái Quốc ở Đại hội này. Vayăng Cutuyariê còn là người tích cực giúp đỡ Nguyễn ái Quốc
khi Người thoát khỏi nhà ngục Hồng Công lên Thượng Hải, bắt liên lạc với tổ chức để đến Liên
Xô.
VINHÊ ĐốCTÔNG, Pôn. Pôn Vinhê Đốctông là bút danh của Pôn Echiên Vinhê (1839 - 1943): Người
Pháp; học dược và phục vụ trong ngành hàng hải từ năm 1880. Từ năm 1889 - 1893, làm việc ở
châu Phi, sáng tác văn học, đã xuất bản 10 cuốn tiểu thuyết. Trong hoạt động chính trị, Vinhê
Đốctông tham gia phái cấp tiến cực tả, tác giả cuốn Vinh quang của lưỡi gươm, xuất bản lần đầu
năm 1900, được các nhà nghiên cứu lịch sử ở Pháp xem là cuốn sách đầu tiên công khai chống chủ
nghĩa thực dân.
VÔITINXKI (Đarkhin), Grigôri Naumôvích (1893-1953): Người Nga, tham gia Đảng Cộng sản Nga
(b) năm 1918. Năm 1920, làm Thư ký Ban phương Đông của Quốc tế Cộng sản; Phó Tiểu ban
Viễn Đông của Ban phương Đông. Những năm 20, Vôitinxki đến Trung Quốc với tư cách đại biểu
của Quốc tế Cộng sản làm việc với Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Từ những năm 30,
làm công tác khoa học và giáo dục ở Liên Xô.
VÔNTE, Phrăngxoa Mari Aruê đơ (1694-1778): Nhà văn, nhà triết học xuất sắc, nhà tư
tưởng của trào lưu triết học "ánh sáng" ở Pháp thế kỷ XVIII. Đả kích chế độ phong
kiến, phê phán sâu sắc giáo hội, đòi hỏi tự do, bình đẳng nhưng không triệt để,
vẫn chủ trương bảo hoàng và duy trì tôn giáo.
VÔRốPXKI, Vasláp Vaslavôvích (1871-1923): Nhà hoạt động Đảng Cộng sản Liên Xô, nhà phê bình
văn học, nhà ngoại giao; tham gia đoàn đại biểu Liên Xô tại Hội nghị Lôdannơ (1922-1923); bị
quân bạch vệ phát xít bắn chết ở Lôdannơ ngày 10-5-1923.
VRANGHEN, Piốt Nicôlaiêvích (1878-1928): Tướng trong quân đội Nga hoàng, một phần tử quân
chủ. Trong thời kỳ vũ trang can thiệp của nước ngoài và nội chiến ở Liên Xô, Vranghen là tay chân
của đế quốc Anh, Pháp và Mỹ. Năm 1920, là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang bạch vệ miền
Nam nước Nga. Sau khi bị Hồng quân đánh tan ở Bắc Tavrích và Crưm, Vranghen đã chạy ra nước
ngoài.