HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 60

PHONG TRàO CộNG SảN QUốC Tế

ĐÔNG DƯƠNG

Chế độ cộng sản có áp dụng được ở châu á nói chung và ở Đông Dương

nói riêng không? Đấy là vấn đề mà chúng ta đang quan tâm hiện nay.

Muốn hiểu vấn đề đó, chúng ta phải xem xét tình hình hiện nay ở lục địa

châu á về mặt lịch sử và địa lý.

Lục địa rộng lớn đó có diện tích 80 lần lớn hơn nước Pháp (45.000.000

km

2

), với dân số gần 800 triệu người, có một cơ cấu chính trị tương đối phức

tạp.

Trong tất cả các nước châu á, Nhật Bản là nước duy nhất mắc phải một

cách trầm trọng nhất chứng bệnh truyền nhiễm là chủ nghĩa tư bản đế quốc.
Từ chiến tranh Nga - Nhật, chứng bệnh đó diễn biến ngày càng nguy kịch, lúc
đầu bằng sự thôn tính Triều Tiên, tiếp đấy là sự tham gia vào cuộc chiến tranh
"vì chính nghĩa".

Để ngăn cản nước Nhật trượt dài đến vực thẳm của hiện tượng phương

Tây hoá không thể cứu vãn nổi, nghĩa là để phá tan chủ nghĩa tư bản trước
khi nó có thể bắt rễ sâu vào quần đảo Nhật Bản, một đảng xã hội vừa được
thành lập. Cũng như tất cả các chính phủ tư sản, chính phủ Thiên hoàng đã
dùng mọi cách mà chúng có thể để chống lại phong trào đó. Cũng như tất cả
các lực lượng công nhân ở châu Âu và châu Mỹ, phong trào công nhân Nhật
Bản cũng vừa thức tỉnh. Mặc dù sự đàn áp của chính phủ, phong trào do
Đảng Xã hội Nhật Bản lãnh đạo vẫn phát triển khá nhanh.

Các đại hội đảng bị cấm ở các thành phố Nhật Bản, những cuộc đình

công, những cuộc biểu tình của dân chúng vẫn nổ ra.

Trung Quốc, trước kia và hiện nay vẫn là con bò sữa của tư bản Âu, Mỹ.

Nhưng sự thành lập chính quyền của nhà cách mạng Tôn Dật Tiên ở phía
Nam, đã hứa hẹn với chúng ta một nước Trung Hoa được tổ chức lại và vô
sản hoá. Có thể hy vọng một cách không quá đáng rằng, trong một tương lai
gần đây, hai chị em - nước Trung Hoa mới và nước Nga công nhân - sẽ nắm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.