– Người Anh cư xứ rất đáng tởm ở Ấn Độ cả trước và sau cuộc khởi
nghĩa. Và có một điều chắc chắn là, không ai cư xử đáng tởm hơn đại tá
Mountstuart Wavell Killiecrankie. Sau khi trộm được Hổ Mang Chúa ở
Kathmandu, Killiecrankie bắt tay vào việc diệt trừ giáo phái đã tạo nên nó,
giáo phái mà ta là nạn nhân chính. Bản thân ngài đại tá hoàn toàn không biết
gì về về Hổ Mang Chúa ngoại trừ giá trị tiền tệ của nó - nội phần đầu rắn
làm từ một viên ngọc lục bảo đã hơn 1.300 carat, hứa hẹn một khoản tiền
không nhỏ. Nhưng ta cần nói lại lần nữa rằng không có một quân nhân Anh
Quốc nào cư xử đáng tởm hơn đại tá Killiecrankie. Cho dù ta mang nợ ngài
đại tá vì đã giải thoát ta khỏi kiếp nó lệ của giáo phái Aasth Naag, ta cũng
không thể cho phép bản thân lờ đi tất cả những hành động man rợ mà ông đã
làm đối với những tín đồ tội nghiệp người Ấn và Nepal của nó. Cho nên,
không có gì đáng ngạc nhiên khi, trước khi ngài đại tá kịp nghĩ đến chuyện
bán Hổ Mang Chúa, ông đã phải lo sợ cho tính mạng của chính mình và
buộc phải sống kiếp trốn chui trốn nhủi. Nhưng cũng chỉ vô ích. Năm 1859,
một năm sau khi cuốn sách của ông được xuất bản, ngài đại tá bị một con
rắn hổ mang chúa cắn chết, với tình huống dẫn đến cái chết đến giờ vẫn còn
là một bí ẩn.
– Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là, người ta không bao giờ tìm ra Hổ
Mang Chúa. Có vẻ như, khi nhận ra kẻ thù đã đến gần, đại tá Killiecrankie
đã giấu đi bùa thế thân đó. Còn có một điều chắc chắn khác: trước khi chết,
ngài đại tã đã liên hệ với gia đình mình và gửi cho họ một vài hướng dẫn để
tìm ra Hổ Mang Chúa. Không ai rõ những hướng dẫn đó như thế nào, nhưng
nhiều năm sau cái chết của ngài đại tá, ta có thể thấy được gia đình họ không
có hưởng lợi trực tiếp gì từ những hiểu biết đó, và ta đã đi đến kết luận rằng
Hổ Mang Chúa đã vĩnh viễn biến mất.
– Tuy nhiên, vào năm 1895, con gái ngài đại tá, Millicent, kết hôn với
một chủ ngân hàng giàu có tên là Otto Kringelein. Họ có một cô con gái
xinh đẹp tên Fania, người thừa hưởng bộ sưu tầm tranh ảnh khổng lồ của
cha khi ông qua đời. Bộ sưu tầm này bị Đức Quốc Xã tịch thu năm 1936.
Một trong số những bức tranh mà về sau thuộc sở hữu của Đại tướng
Hermann Goering của Đức quốc xã là một bức tranh bình thường từ Hiệp