việc cấp tốc với Bá Kỳ và Vũ Soạn.
- Ông Kỳ đã làm xong những việc tôi giao chưa?
- Bẩm tướng quân, tôi và ông Soạn đã chia làm hai ngả, đưa thư của tướng
quân đến tận tay các vương hầu ở khắp các trang ấp lớn. Cả ngày qua, cả
hôm nay, lúc chạy ngựa, lúc bơi thuyền... Công việc đã xong xuôi. Khắp
nơi đều hưởng ứng, chuẩn bị chu đáo cho từng gia đình dân, lại chuẩn bị
các đội hương binh sẵn sàng khi giặc đến.
- Thực sự khí thế trong dân ra sao?
Soạn nói:
- Mọi lần trước, khi giặc Chiêm đến, bên ta đều thua cả, thành thử dân vẫn
có phần sợ hãi. Tuy nhiên, lần này ta có chuẩn bị trước, lại chuẩn bị kỹ
càng, nên dân đã chủ động, bớt lo. Chúng tôi lại cho quân sĩ đi khắp nơi bố
cáo cho mọi người cùng rõ Trần Nguyên Diệu đã đầu hàng phản nước và
Chế Bồng Nga dứt khoát là giặc, không bao giờ thương dân lành. Như thế
mới đánh tan được mưu đồ dụ dỗ của giặc.
Khát Châu và hai tì tướng giở bản đồ ra thảo luận với nhau về địa điểm bố
trận. Cả ba người đều rất thông thuộc những con sông, những đường tắt,
những khúc nối ngang dọc của hệ thống đường thuỷ vùng Châu thổ. Họ
tranh cãi mãi cuối cùng mới chọn sông Đáy làm nơi bày trận. Đó là một
khúc sông vừa phải không quá hẹp, rộng, hai bên bờ lại có làng xóm tiện
cho việc dấu quân.
Khát Chân chỉ chợp mắt chừng một canh giờ đã bị đánh thức dạy. Ông quỳ
xuống nhận mật chỉ khẩn cấp của Nghệ Hoàng. Ông vua già theo lời thái
sư, bí mật cử Hoàng Phụng Thế bí mật đem binh thuyền đến Nộn Châu
đánh úp Phạm Sư Ôn.
Khi tướng quân họ Hoàng cho quay thuyền rút lui, Chế Bồng Nga vẫn án
binh bất động. Ông ta sợ mắc phục binh. Nhưng, sau khi thăm dò không
thấy khác lạ, quân Chiêm mở cọc tiến lên và đụng độ với quân của tướng
Khả Vĩnh từ tuyến sau đi lên. Chế Bồng Nga lại cho dừng binh. Hai bên cứ
thụt thò, dền dứ như chơi trò ú tim.
Khát Chân đã cho ém quân ở một khúc sông Đáy. Tuy nhiên ông vẫn phấp
phỏng lo lắng. Ngày đêm, ông quên ăn ngủ cùng tướng Khả Vĩnh lo giữ