trên sông Luộc chẳng là mưu lược đó sao?
Trong khi đó, sự giao du giữa tôi và Khát Chân càng ngày càng khăng khít.
Chúng tôi là đôi bạn vong niên. Thượng tướng đã ngoại tứ tuần, tôi mới
ngoại ba mươi. Tôi thích ông ở sự thẳng thắn, đậm đà. Còn ông thích tôi vì
cái tính hào hoa, không câu nệ. Cha tôi cũng khuyến khích mối giao tình
ấy. Phải nói, lúc đầu thượng tướng có chút thiện cảm với cha tôi. Ông nói
với tôi:
- Thái sư là người tài cao học rộng, mưu lược, quyết đoán, muốn đổi thay
đất nước...
Có lẽ ông còn cảm tình, vì ơn tri ngộ; chính cha tôi đã giới thiệu ông với
Nghệ Hoàng. Tuy nhiên. tôi biết trong thâm tâm, ông còn một điều không
nói ra. Giá như cha tôi chỉ dừng lại ở chỗ làm cải cách, chứ không có tham
vọng xa hơn nữa.
Cha tôi không bao giờ nói ra, ngay cả với tôi, nhưng mọi người đều nhìn
thấy tham vọng ấy cứ dần dần lớn lên. Nói cho đúng, mới đầu cha tôi thực
bụng chỉ muốn đơn thuần làm biến pháp giúp Nghệ Hoàng cứu đất nước
thoát khỏi nghèo khổ yếu hèn, nhưng sự phản đối thật vô cùng gay gắt. Hạn
điền, người ta bảo cướp ruộng, chính sách tiền giấy, người ta bảo cướp tiền;
hạn nô, người ta bảo bẻ nanh vuốt của người quân tử. Rồi còn bao nhiêu
nhóm người, bao nhiêu âm mưu định giết ông. Và cha tôi phải đối phó lại.
Triều đình bỗng biến thành chiến trường. Máu người liên miên chảy. Cùng
với những sự đổ máu ấy, cha tôi mới hiểu ra thi hành biến pháp, muốn thay
đổi đâu phải dễ. Và ông cũng hiểu muốn biến pháp cần phải có quyền hành.
Từ đó tham vọng trong ông lần lần nảy nở, mới đầu chỉ là cái mầm, sau đó
là một ý chí, cũng không ai biết điều đó chuyển biến từ lúc nào, manh nha
từ lúc nào, thành hình rõ ràng từ lúc nào.
Và cùng với tham vọng lớn lên của cha, thì mối thiện cảm của Khát Chân