- Thăng Long là đất rồng tụ. Nhưng đúng là nơi không thể cố thủ về mặt
quân sự. Trăm năm về trước, giặc Nguyên xâm lấn, Vua Trần Nhân Tôn
phải cùng triều đình rút khỏi Thăng Long và bôn ba khắp đất nước, sau mới
thừa cơ thu thiên hạ về một mối. Vừa rồi. Chế Bồng Nga xâm chiếm, thái
sư phải rước hai vua sang Đông Ngàn, Bình than tránh giặc. Tuy vậy, việc
dời đô vốn là việc vô cùng hệ trọng xin thái sư cẩn thận cân nhắc.
Sử văn Hoa. viên quan chép sử, con người không biết sợ đã dâng sớ can
ngăn, lời lẽ rất thống thiết:
Ngày trước, bên Trung Hoa nhà Chu, nhà Nguỵ thiên đô, về sau đều không
sao ngóc đầu lên được. Nay, ở Đại Việt ta đất Thăng Long có núi Tản Viên,
có sông Nhị Hà, cao sâu phẳng rộng; từ trước, các đời đế vương mở cơ
nghiệp dựng nước, không triều đại nào không lấy đất này làm nơi căn bản,
vì thế mặt bắc chông giặc Nguyên thì giặc Nguyên phải tan, mặt nam đánh
Chiêm Thành thì vua Chiêm bị giết. Những việc đó chẳng phải nhờ địa thế
tiện lợi hay sao? Dám xin nghĩ lại một chút để làm kế vũng vàng cho nước
nhà.
Còn như động An Tôn, Thanh Hoá, địa thế nhỏ hẹp và hẻo lánh; chỗ này là
nơi sơn cùng thuỷ tận, không thể định cư được. Trông cậy vào chôn hiểm
trở phỏng có ích gì? Cổ nhân có câu: “Cốt ở đức, không cốt ở nơi hiểm
trở”.
Đọc xong tấu biểu, cha tôi tức giận:
- Tên nho sinh ngông cuồng này lại muốn dạy ta: “Cốt ở đức không cốt ở
nói hiểm trở”.
Cha tôi tức giận câu nói đó, vì nó đâm trúng điểm yếu của ông. Đức ở đây
hàm nghĩa lòng dân. Ở Thăng Long, lòng dân luôn hướng về nhà Trần, làm
sao người yên tâm ngồi giữa một vùng thù địch. Mà ngay cả nhà Trần, họ