tìm cách giải trừ vũ khí hạt nhân. Sau hội nghị tại Reykjavik, người Pháp
nhắc lại cam kết của mình về vũ khí hạt nhân khiến Gorbachev thất vọng.
Tháng 4/1987, tại Praha, Gorbachev tuyên bố ý tưởng xuyên châu Âu của
mình nhưng các nước Tây Âu lại lưỡng lự vì khả năng vượt trội về vũ khí
thông thường của Liên Xô. Các nước thuộc khối NATO trông chờ sự phản
ứng từ phía người Mỹ.
Khi Thatcher thăm Moskva tháng 3/1987, bà lại tiếp tục nhấn mạnh
cam kết đối với vấn đề hạn chế hạt nhân và bà tin mục tiêu của Liên bang
Xô viết là mở rộng chủ nghĩa cộng sản và nắm vai trò lãnh đạo trên toàn thế
giới. Gorbachev đã có một hậu thuẫn tốt như mong đợi (ông nhấn mạnh các
cuộc thảo luận với Thatcher là có tính xây dựng) và hai nhà lãnh đạo này
nổi tiếng là rất hòa hợp. Thủ tướng Anh tỏ rõ thái độ tích cực khi đề cập
đến Liên Xô. Bà cũng nhiệt tình ủng hộ chủ trương cải cách. Sau đó, bà
Thatcher khẳng định Gorbachev là một chính trị gia cộng sản ưa thích nhất
của bà bởi ông là người duy nhất mà bà có thể thảo luận, đàm phán.
Thatcher là người đối thoại quan trọng vì bà cũng có ảnh hưởng nào đó đối
với Tổng thống Mỹ Reagan. Nếu bà Thủ tướng này cảm thấy hài lòng thì có
nghĩa là Mikhail Sergeevich có thể tranh thủ được Tổng thống Mỹ.