CHƯƠNG 4
Perestroika giai đoạn II: 1987-1989
C
ác kết quả kinh tế năm 1987 hóa ra còn tồi tệ hơn cả giai đoạn năm 1986.
Trong khu vực công nghiệp, người ta nhận thấy rất khó điều chỉnh giá cả, tự
hạch toán và tự quản lý. Gorbachev tin đây là khi mối bất hòa giữa các cơ
quan Đảng ở địa phương và trung ương xuất hiện. Hầu hết các tổ chức đảng
ủy địa phương đều không thể hay không muốn điều chỉnh theo cơ chế làm
việc mới dựa trên chủ trương công khai và dân chủ hóa. Người ta cần một
kiểu tổ chức Đảng mới, một tổ chức có thể phát huy sáng kiến, phản ứng
nhanh nhạy và tích cực trong môi trường mới. Các quan chức thuộc cơ quan
Đảng trước kia chỉ tập trung vào việc giữ quyền giữ chức. Bộ máy đảng ủy
địa phương càng được đảm bảo bao nhiêu thì nguy cơ phát sinh chống đối
trong và ngoài Đảng càng tăng lên bấy nhiêu. Bộ máy này cực kỳ trơn tru
dưới thời Brezhnev. Thời kỳ ổn định và bình lặng không tạo ra động lực
cho người ta phát huy sáng kiến. Nay Gorbachev hy vọng bộ máy này sẽ
chứng tỏ một vai trò hoàn toàn khác trước và trở thành nhân tố tích cực
trong quá trình cải cách ở cấp địa phương. Không mấy ngạc nhiên khi hầu
hết các nhà chức trách địa phương lại bực tức trước điều này vì họ cảm thấy
bất lực. Gorbachev nhận ra sự thay đổi đã không theo kịp hy vọng của dân
chúng và điều đó đã dẫn đến việc đẩy lùi vai trò lãnh đạo của Đảng về phía
sau.
Lễ kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Mười chính là cơ hội cho
Gorbachev đề cập đến chủ nghĩa xét lại. Ông diễn giải lại tiến trình các sự
kiện diễn ra từ năm 1917 nhằm mục đích tuyên truyền đẩy mạnh cho
perestroika. Bài diễn văn của ông vào ngày 2/11/1987 làm cho nhiều người
cảm thấy thất vọng vì quá dè dặt. Tuy nhiên, người ta vẫn nhớ đến sự ràng