Âu và Bắc Mỹ. Quả thật, Mỹ và Canađa cũng thuộc ngôi nhà chung châu
Âu. Bà Thatcher có chuyến thăm Moskva vào tháng 3/1987 và hai nhà lãnh
đạo tiếp tục các cuộc luận chiến. Thủ tướng Anh nói thẳng: “Chúng tôi tin
vào phòng thủ hạt nhân và chúng tôi không coi việc loại bỏ vũ khí hạt nhân
thực hiện được.” Bà luôn giữ lập trường và quan điểm của mình trong cuộc
tranh luận, cho rằng “vũ khí hạt nhân là cách duy nhất bảo vệ an ninh nước
Anh trong trường hợp châu Âu xảy ra một cuộc chiến tranh thông thường”.
Mikhail Sergeevich phản đối quan điểm này và cả hai không đạt được tiến
bộ nào. Tháng 12/1987 đã có một cơ hội tiếp tục đàm phán tại Brize
Norton, trên tuyến đường dự hội nghị thượng đỉnh Washington ký Hiệp ước
INF. Sau đó, họ lại rất hòa hợp và Geoffrey Howe. Ngoại trưởng Anh đã
nói về Gorbachev: “Các cuộc nói chuyện của ông với bà Thatcher diễn ra
thật hấp dẫn. Ông ta làm việc giống như hai người công nhân trong phong
trào thi đua cố gắng hoàn thành kế hoạch với một tốc độ chưa từng có và có
thể thảo luận trơn tru bất cứ chủ đề nào.”
Chuyến thăm chính thức nhiều ngày đầu tiên của Gorbachev tới Anh
diễn ra vào tháng 4/1989 và lần đầu tiên vào nhà số 10 phố Downing. Bà
Thatcher rất quan tâm tới tiến trình perestroika và đặt nhiều câu hỏi với nhà
lãnh đạo Xô viết về kết quả của nó. Đáp lại mối nghi ngờ của Gorbachev về
sự tiếp nhận Perestroika ở phương Tây, Thủ tướng Anh dẹp hết những lời
phê phán và cam kết chắc chắn rằng tất cả các nước phương Tây rất nhiệt
tình với chủ trương này.
Gorbachev chọn đến thăm Pháp và Anh trước Cộng hòa Liên bang
Đức. Tất nhiên, họ là các cường quốc hạt nhân. Sau đó, vào tháng 6/1989,
ông mới đi thăm các nước có sức mạnh nhất về kinh tế ở Tây Âu. Thật ra,
người Đức đang rất lo lắng về mối quan hệ với Moskva. Sau đám tang
Chernenko, khi Gorbachev gặp Thủ tướng Kohl, ông có hỏi (bằng tiếng
Nga): “Kuđa driftreet Federalnaia Respublika?” (Nước Cộng hòa Liên bang
đang trôi về đâu?). Thứ trưởng Ngoại giao Đức nói được tiếng Nga, nhưng